Từ kho hàng lậu ‘khủng’ ở Lào Cai, phát hiện phần mềm giúp lấy mã định danh người dùng rất nguy hại

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tổng cục QLTT khuyến cáo người tiêu dùng trên cả nước phải hết sức thận trọng khi mua hàng qua hình thức phát hình trực tiếp (livestream) trên mạng xã hội.
Từ kho hàng lậu ‘khủng’ ở Lào Cai, phát hiện phần mềm giúp lấy mã định danh người dùng rất nguy hại
34 container dùng để niêm phong toàn bộ số hàng lậu, hàng giả. Ảnh: DMS

Vừa qua, Tổng Cục quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Cục A05, Bộ Công An "đột kích" vào kho hàng lậu rộng hơn 10.000m2 tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Rủi do khi mua hàng qua hình thức phát trực tiếp

Thông qua vụ việc này, Tổng cục QLTT khuyến cáo người tiêu dùng trên cả nước phải hết sức thận trọng khi mua hàng qua hình thức phát hình trực tiếp (livestream) trên mạng xã hội.

Đại diện Tổng cục QLTT cho biết, do tính chất lỏng lẻo, bất kỳ ai đều có thể phát livestream trực tiếp, người tiêu dùng rất khó xác định người bán hàng thực sự cho mình là ai, chất lượng hàng hóa ra sao, thanh toán tiền rồi mà muốn đổi trả hàng vì không ưng ý thì thế nào?

"rủi ro, thiệt hại cho người tiêu dùng trong giao dịch mua bán dạng này là rất lớn. Ngay trong vụ việc ở tổng kho Lào Cai, toàn bộ sản phẩm bị tạm giữ tại đây đều là hàng lậu, hàng giả, gây thiệt hại rất lớn tới quyền lợi của người tiêu dùng", đại diện Tổng cục QLTT nhận định.

Ngoài ra, người tiêu dùng còn đang đối mặt với rủi ro rất lớn khác, đó chính là việc mất thông tin cá nhân.

Phát hiện phần mềm có thể lấy mã định danh người dùng

Qua rà soát tại hiện trường kho hàng, Tổng cục QLLTT cho biết, các lực lượng chức năng đã phát hiện một hệ thống phần mềm đồ sộ và chuyên nghiệp cho chốt đơn trên các bình luận của 1 buổi livestream, được nhóm đối tượng cài đặt trên tất cả máy tính tại tổng kho.

Phần mềm này có tính năng vô cùng mạnh mẽ là quét toàn bộ những bình luận (comment) trên livestream theo thời gian thực, lưu trữ, phân tích bình luận đó 1 cách tự động, tạo đơn hàng từ bình luận, chốt đơn, in phiếu vận chuyển, quản lý người bình luận, quản lý khách hàng.

Điều này giúp nhóm đối tượng lấy UID (mã định danh người dùng) của người dùng trên mạng xã hội Facebook. Với UID của người dùng, kẻ xấu có thể lợi dụng xác định được tên, tuổi, địa chỉ, email, số điện thoại.

Đây là nguy cơ lớn nhất mà người tiêu dùng gặp phải, nhưng dường như ta không ý thức được và chỉ nghĩ đơn thuần xem livestream giống như xem truyền hình, không hại gì.

Tổng cục Quản lý thị trường cũng khuyến cáo các mô hình start-up, các bạn trẻ và doanh nghiệp nói chung không sử dụng hình thức livestream làm công cụ kiếm tiền bằng mọi giá.

"Nếu dùng nó để bán hàng lậu, hàng giả, nhanh chóng kiếm lời gây hại cho thị trường sẽ đối diện những hậu quả pháp lý nghiêm khắc. Đồng thời việc này cũng gây phương hại tới quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp làm ăn chân chính khác, làm méo mó thị trường trong nước", đại diện Tổng cục QLTT nói.

Thông qua vụ việc này, Tổng cục QLTT cũng khuyến cáo người tiêu dùng trên cả nước phải hết sức thận trọng khi mua hàng qua hình thức phát hình trực tiếp (livestream) trên mạng xã hội.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật