Kinh tế đêm ở phố Tây Sài Gòn đang ‘cầu cứu’: Nhân viên... năn nỉ khách Việt vào quán...

Kem Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khu lưu trú, vui chơi giải trí, ăn uống về đêm,… ở Sài Gòn giờ đây như ngọn nến trước gió, có thể tắt bất cứ lúc nào vì không có khách du lịch. Hiện tại các dịch vụ về đêm ở Sài Gòn đang cố cầu cứu khách trong nước để có thể trụ lại, cầm hơi vượt qua khủng hoảng.
Kinh tế đêm ở phố Tây Sài Gòn đang ‘cầu cứu’: Nhân viên... năn nỉ khách Việt vào quán...
Phố đi bộ Bùi viện được xem như là điểm khởi đầu cho việc phát triển kinh tế về đêm để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Cần thắp sáng kinh tế ban đêm

//

Năn nỉ khách Việt vào quán, cầm cự vượt qua khủng hoảng

Từ 20h hàng ngày, thời điểm các ngành dịch vụ về đêm ở TP. HCM hoạt động nhộn nhịp và sôi động nhất, nhưng đó là trước đây, còn bây giờ con phố đêm lặng như tờ, buồn thiu vì không có khách. 

TP. HCM vốn được mệnh danh là địa phương không ngủ nhưng hiện tại một số loại hình dịch vụ đã đi "ngủ sớm" vì không thể cầm cự nổi sau thời điểm dịch Covid-19. 

Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng đã kiểm soát đại dịch rất tốt nên các dịch vụ vui chơi giải trí vào ban ngày và ban đêm đã sớm được phép hoạt động trở lại. Tuy nhiên, các ngành dịch vụ đang đứng trước giai đoạn thử thách cực đại, đó là làm sao để duy trì, cũng như làm sao để phục hồi kinh tế sau dịch? 

Tính đến giữa tháng 7/2020, Việt Nam vẫn chưa thể cho khách du lịch nước ngoài nhập cảnh vì lo ngại nguồn dịch từ bên ngoài, vì vậy việc phát triển mô hình kinh tế ban đêm ở TP. HCM bị chặn đứng khi vừa rục rịch tìm hướng đi vào năm ngoái. 

Các quán bar, beer ở phố đêm Bùi viện đều rất vắng khách, doanh thu từ khách nước ngoài chỉ bằng 0, khách Việt chỉ tầm 20%.

Các loại hình vui chơi giải trí chủ yếu dành riêng cho khách nước ngoài về đêm, điển hình phố Bùi viện giờ đang như ngọn nến trước gió vì không có doanh thu. 

Nhiều chủ quán ăn, bar, beer clup, massage trị liệu,… ở trung tâm TP. HCM trước đây chỉ phục vụ khách nước ngoài nhưng giờ đây đang vật lộn với sự thay đổi lớn, đó là lôi kéo khách Việt để cầm hơi vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Thậm chí có quán ăn chỉ phục vụ khách nước ngoài ở phố Bùi viện phải chịu lỗ trước mắt hơn 400 triệu đồng để cầm cự vì đang trong tình thế "tiến thoái lưỡng nan". 

Không chỉ các quán dịch vụ về giải trí, những nhà hàng chuyên phục vụ khách nước ngoài ăn vào buổi tối cũng đứng trước nguy cơ xấu khi phải bù lỗ hàng trăm triệu sau dịch.

Một số cửa hàng, quán ăn phục vụ về đêm cho khách du lịch giờ đã đóng cửa trả mặt bằng. Có chỗ thì đang sửa chữa để kinh doanh vào ban ngày.

Thời điểm này, dạo một vòng phố Tây về đêm có thể dễ dàng nhận thấy, các quán ăn, beer club, bar,… trước đây chỉ mời gọi khách Tây nhưng hiện giờ từ quản lý đến nhân viên phục vụ phải tự ra đường chào mời, năn nỉ khách Việt vào ngồi uống chai bia, có lúc mời khan cả cổ cũng chỉ có vài người vào. 

Dần chuyển đổi phương thức kinh doanh để tạo sự cân bằng giữa khách Việt và Tây 

Chị Nguyễn Thị Liễu (quản lý 2 quán beer + bar ở Bùi viện) thở dài cho hay, hiện tại tình hình kinh doanh của quán bị ảnh hưởng rất nhiều, doanh số đều giảm 50%. Theo chị, khách quán chị có khoảng 50% dân địa phương và 50% khách nước ngoài. Hiện giờ chỉ là khách nội địa ghé khu Bùi viện này, chứ người nước ngoài hầu như vắng bóng. 

Khách ở phố đi bộ Bùi viện giờ chỉ còn khách Việt đi lại, nhưng cũng không nhiều. Những nhân viên quán tại đây giờ chuyển sang lôi kéo, năn nỉ khách Việt thay vì khách Tây như trước. 

"Chúng tôi cũng đã dần chuyển đổi mô hình kinh doanh ở đây, thay vì chỉ dành riêng cho người nước ngoài thì bây giờ tập trung làm sao hướng đến nhu cầu giao lưu văn hoá giữa người Việt và người nước ngoài. Vì vậy, chúng tôi cũng đã nghiên cứu về giá cả cho phù hợp với khách Việt và nước ngoài để bên nào cũng có thể cảm thấy mức giá đó là hợp lý", chị Liễu chia sẻ. 

Theo chị Liễu, một số quán bar, beer club ở Bùi viện trước dịch đã có chuyển đổi, tạo sự hài hoà và cân bằng giữa khách nội địa và quốc tế, chứ không phải sau dịch mới thay đổi. Tuy nhiên sự chuyển đổi đó đang dần cho thấy sự hiệu quả thì dịch bệnh đã cuốn phăng tất cả. 

Lượng khách Việt giờ đây cũng không đủ để mang đến một doanh thu ổn định cho việc phát triển dịch vụ về đêm tại con phố ồn ào bậc nhất TP. HCM. Người quản lý quán bar và beer này cũng cho biết, để kích cầu tiêu dùng của khách Việt, quán của chị cũng có những chương trình ưu đãi vào một số ngày trong tuần. 

Chị Liễu (quản lý quán bar và beer ở Bùi viện) chia sẻ về tình hình kinh doanh rất khó khăn trong thời gian qua.

Nói về mô hình kinh tế về đêm ở TP. HCM, chị Liễu cho rằng mô hình này rất phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới để phát triển du lịch. Vì dịch vụ về đêm giúp giải quyết các nhu cầu của con người trong việc vui chơi giải trí sau 1 ngày làm việc.

"Tôi nghĩ rất cần thiết, rất hoan nghênh nếu TP. HCM đầu tư phát triển mạnh hơn nữa mô hình kinh tế ban đêm. Tuy nhiên hiện nay tôi thấy thành phố chưa phát huy hết tiềm năng về kinh tế ban đêm, điển hình như phố đi bộ chuyên phục vụ về đêm như thế này", chị Liễu chia sẻ. 

Tuy nhiên, theo người quản lý này để phát triển kinh tế ban đêm thì các ngành chức năng cần dỡ bỏ một số rào cản nhất định như về giờ giấc, cách quản lý, sự đồng bộ,… đồng thời cần tạo ra một hành lang pháp lý phù hợp để phát triển.

Có một số quán thỉnh thoảng mới có khách Việt ngồi chơi đến 0h, trước đó khách Tây thì khoảng 2h sáng. 

Khi đồng hồ chuyển sang 23h, tiếp tục ghi nhận tại các tuyến phố ở quận 1 cũng dễ dàng nhận thấy nhiều cửa hàng ăn uống, khách sạn,… đã tắt đèn tối om, trả mặt bằng vì không có khách du lịch, chứ không riêng gì con phố Tây Bùi viện. 

Khu quận 1 vốn nổi tiếng dành cho khách du lịch, là khu vực hoạt động về đêm nhộn nhịp nhất nhưng hiện tại phải chịu cảnh buồn tẻ hơn những quận khác. 

Nhiều khách sạn, khu lưu trú chuyên về du lịch nhưng giờ đìu hiu, ế ẩm. Có chỗ đã phải dán bảng trả mặt bằng vì không có khách vui chơi về đêm. 

"Khách sạn chúng tôi và nhiều khách sạn khác của quận đã giảm đến 70% giá phòng rồi nhưng cũng không có khách. Hiện nay chỉ có vài khách nội địa từ các tỉnh đến TP. HCM công tác, lưu trú. Trước đây khách sạn du lịch phục vụ công suất là 70-80% khách nước ngoài nhưng nay thì chấp nhận chịu lỗ. Hiện tại nhiều khách sạn, nhà hàng quanh đây đã đóng cửa, trả mặt bằng rồi", lễ tân một khách sạn lưu trú trên phố Bùi viện chia sẻ. 

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10755
  1. Sáng 25/7, thêm 2 trường hợp mắc COVID-19, Việt Nam có 415 ca bệnh
  2. Hai người trở về từ Nga mắc Covid-19
  3. Đưa người thân của bệnh nhân nghi mắc COVID-19 ở Đà Nẵng đi cách ly
  4. Bộ Y tế thông tin nhanh về ca nghi nhiễm COVID-19 tại Đà Nẵng
  5. Việt Nam bước sang ngày thứ 99 không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng
  6. Thông tin mới nhất về 4 ca dương tính với SARS-CoV-2 tại Nam Định
  7. Thêm 4 ca nhập cảnh từ Hàn Quốc và Nga dương tính với COVID-19, Việt Nam có 412 ca bệnh
  8. Công dân nhiễm Covid-19 ở Guinea Xích Đạo về nước ngày 29/7
  9. Gần 625.000 người chết vì nCoV toàn cầu
  10. Dự kiến tháng 10/2021 sẽ có vắc xin Covid-19 ‘Made in Vietnam’
  11. Sáng 23/7, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19, chỉ còn 43 bệnh nhân đang điều trị
  12. Nâng cấp tiềm lực startup thế nào hậu Covid-19?
  13. Lại thêm 7 chuyên gia Nga mắc COVID-19, tổng số bệnh nhân gia tăng nhanh
  14. Thêm 7 ca mắc COVID-19 là chuyên gia dầu khí Nga
  15. 164 đôi giày tưởng niệm các y tá chống dịch bên ngoài Quốc hội Mỹ
  16. 4 công ty Việt Nam đang ‘đua’ sản xuất vắc xin COVID-19
  17. Thêm 7 chuyên gia dầu khí người Nga dương tính với SARS-CoV-2, Việt Nam có 408 ca bệnh
  18. Hòa Bình: Khẩn cấp sàng lọc người tiếp xúc gần với 4 ca nhiễm COVID-19
  19. Hòa Bình ghi nhận 4 ca dương tính Covid-19 tại khu cách ly Trung đoàn 814
  20. Công an Đà Nẵng thông tin chính thức về vụ người Trung Quốc nhập cảnh trái phép
  21. Thêm 5 người từ nước ngoài về nhiễm Covid-19, Việt Nam có 401 ca bệnh
Video và Bài nổi bật