Ban chỉ đạo 389 Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội, Chu Xuân Kiên: Tháng 7, Ban chỉ đạo 389 Hà Nội tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, lập danh sách đối tượng, cơ sở có biểu hiện nghi vấn buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là các kho tàng, bến bãi chứa hàng lậu.
Ban chỉ đạo 389 Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa
Lực lượng chức năng Hà Nội kiểm tra hàng hóa vi phạm

Trong tháng 6, tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn Hà Nội tương đối ổn định, lượng hàng hóa đa dạng phong phú, bảo đảm chất lượng, cung ứng dồi dào đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thủ đô.

Tháng 6, các lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố đã tổ chức thanh kiểm tra 5.479 vụ; xử lý: 4.859 vụ. Khởi tố 9 vụ đối với 8 đối tượng. Trong đó, xử lý 347 vụ hàng cấm, hàng lậu; 49 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ và gần 4.500 vụ gian lận thương mại. Tổng số tiền phạt hành chính, truy thu thuế, thu hồi thuế và tiền bán hàng tịch thu 298,710 tỷ đồng.

Theo Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội, Chu Xuân Kiên: Để đạt được những kết quả khả quan trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong tháng 7, các lực lượng chức năng Hà Nội tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến Pháp Luật, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của Pháp Luật; cam kết không buôn lậu, không kinh doanh hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng và vi phạm an toàn thực phẩm.

Tiếp tục chỉ đạo các lực lượng chức năng thực hiện nghiêm các văn bản của Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, UBND Thành phố trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đặc biệt là Kế hoạch số 35/KH-BCĐ389/TP, ngày 18/02/2020 của Ban chỉ đạo 389 Hà Nội về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2020 trên địa bàn Hà Nội.

Làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình thị trường, lập danh sách đối tượng, cơ sở có biểu hiện nghi vấn buôn lậu, gian lận thương mại; các kho tàng, bến bãi chứa hàng lậu, các địa bàn trọng điểm như chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm), chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm), ga đường sắt Yên Viên, ga Gia Lâm, sân bay quốc tế Nội Bài.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Pháp Luật: một mặt thông tin về kết quả hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các lực lượng chức năng trong Ban chỉ đạo 389 Hà Nội. Mặt khác, thông qua các vụ việc xử lý để cảnh báo cho người dân các phương thức làm ăn phi pháp, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nhân dân, gây thiệt hại về kinh tế cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp.

Tăng cường công tác trao đổi thông tin, phối hợp tốt với các lực lượng chức năng của Hà Nội với lực lượng chức năng Trung ương và các địa phương, nhất là các tỉnh biên giới trọng điểm như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng, Lào Cai… bảo đảm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hoạt động vận chuyển hàng nhập lậu từ biên giới, cửa khẩu về Hà Nội để tiêu thụ.

Tổ chức đoàn công tác đi khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại một số tỉnh biên giới phía Bắc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật