95% công ty Mỹ tìm nhà cung cấp mới, “tạm biệt” Trung Quốc

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo khảo sát của Qima, có đến 95% các công ty Mỹ muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro từ sự phụ thuộc vào một nguồn duy nhất.
95% công ty Mỹ tìm nhà cung cấp mới, “tạm biệt” Trung Quốc
Ảnh minh họa

Sau hơn hai năm kiệt sức vì cuộc thương chiến giữa hai cường quốc Mỹ- Trung, những lo lắng về hậu quả do đại dịch Covid-19 và quan hệ hai nước ngày càng xấu đi, phần lớn các doanh nghiệp Mỹ đã bắt đầu công cuộc tìm kiếm cho riêng mình những nhà cung ứng mới ngoài Trung Quốc.

Tuy nhiên, khi hầu hết toàn thế giới đang phong tỏa vì đại dịch, và việc có rất ít thị trường có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc về giá cả hay chất lượng, thì giới chuyên gia đều cảnh báo các doanh nghiệp Mỹ rằng kế hoạch này của họ khó có thể hiện thực hóa trong một sớm một chiều.

Không những vậy, hiện nay, cũng có gần 50% công ty thuộc Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch chuyển nguồn hàng ngay lập tức.

Trên thực tế, từ tháng 7/2018, hàng loạt công ty Mỹ đã tìm kiếm lựa chọn mới thay thế Trung Quốc. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy nhu cầu tìm kiếm nguồn cung bên ngoài Trung Quốc của doanh nghiệp Mỹ tăng vọt khi mối quan hệ Mỹ - Trung chuyển từ “xấu” sang “cực kỳ tồi tệ”.

“Chúng tôi hỗ trợ các khách hàng, chủ yếu là doanh nghiệp Mỹ, tìm kiếm nguồn cung thay thế trong suốt 2 năm qua. Căng thẳng Mỹ - Trung leo thang và dịch bệnh càng đẩy nhanh xu hướng đó”, South China Morning Post dẫn lời ông Simon Archer Perkins, Giám đốc điều hành tại ET2C International, cho biết.

Ông Julien Brun, Giám đốc CEL Consulting tại TP.HCM, cho biết các công ty lớn như Apple, Samsung và Nintendo đã đẩy mạnh dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Tuy nhiên, việc này không hề dễ dàng đối với các doanh nghiệp nhỏ, nhất là vào thời điểm hiện tại.

“Nhiều doanh nghiệp muốn chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nhưng có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhà cung cấp. Ngoài ra, vấn đề cơ sở hạ tầng cũng là nút thắ‌t c‌ổ chai”, ông Brun nhận định.

Theo khảo sát của Qima, các doanh nghiệp Mỹ đang cạn kiệt sức lực vì thuế và những gián đoạn do dịch Covid-19 gây ra tại Trung Quốc. Hồi tháng 5, Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải cho biết 74,9% doanh nghiệp thành viên than phiền rằng thuế trừng phạt của Mỹ và Trung Quốc có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của họ.

Trong khi đó, hơn 40% doanh nghiệp Mỹ đã hoặc đang xem xét di dời cơ sở sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc.

Một cuộc thăm dò của Pew hồi tháng 3 cho thấy 66% người Mỹ có cái nhìn không tốt về Trung Quốc, tăng từ 47% hồi năm 2017. Hans Till, một nhà tư vấn tìm kiếm chuỗi cung ứng ở Hồng Kồeng, tiết lộ ông nhận được nhiều yêu cầu từ các công ty Mỹ hơn.

Dù vậy, chuyên gia Till nhận định việc thay đổi chuỗi cung ứng là điều không dễ dàng. “Không nhiều công ty có tầm nhìn để thực hiện trong dài hạn. Bạn không thể thay đổi chuỗi cung ứng chỉ sau một đêm”, ông đánh giá.

Một số nhà sản xuất và cung cấp chuyên dụng đã tỏ ra ngạc nhiên khi kết quả khảo sát này được Qima tiết lộ.

Fabien Gaussorgues, giám đốc điều hành của Sofeast, có trụ sở tại Thâm Quyến chia sẻ rằng ông đã nhận được rất nhiều lời đề nghị hợp tác từ các khách hàng Mỹ tiềm năng ngay sau khi nước Mỹ ban hành lệnh phong tỏa; với mục đích xây dựng các nhà máy mới tại Trung Quốc.

“Điều này vượt quá trí tưởng tượng của tôi và thật khó để lý giải được- nhưng trên thực tế, tôi đang nhận được nhiều dự án tới từ Mỹ, thậm chí cả từ châu Âu nhiều hơn bao giờ hết. Mặc cho cuộc chiến tranh thương mại có diễn ra như thế nào, nếu những doanh nghiệp nhỏ không có số vốn lớn, họ sẽ vẫn tìm đến Trung Quốc", ông này nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật