Suốt ngày lấm lem nhào đất, tạo ra loại nồi kho cá, nấu cơm cực đỉnh

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Làng Trù Sơn, huyện Đô Lương là nơi duy nhất ở Nghệ An người dân ngày nào cũng xắn tay nhào nặn ra những chiếc nồi đất, siêu đất vừa giữ nhiệt lâu vừa đem lại hương vị đậm đà thơm ngon của món ăn.
Suốt ngày lấm lem nhào đất, tạo ra loại nồi kho cá, nấu cơm cực đỉnh
Công việc làm gốm chủ yếu do phụ nữ đảm nhận.

Xem Video: Nghề rèn Dao ở làng Phúc Sen - Quảng Uyên - Cao Bằng

Gốm Trù Sơn làm hoàn toàn bằng thủ công.

Trong cái nắng rực lửa của mùa hè, những mẻ gốm thô đỏ rực cả một khoảng sân. Gốm ở Trù Sơn được làm thủ công tất cả các công đoạn tạo nên nét đặc trưng riêng, tuy không cầu kỳ, tinh xảo như gốm sứ Bát Tràng hay Hội An thường được làm vật trang trí trong cung đình, gốm Trù Sơn lại phổ biến trong đời sống hàng ngày với các sản phẩm như nồi, siêu.

Nghệ nhân tạo hình gốm bằng tay.

Bà con nơi đây luôn miệt mài với việc nhào nặn cho ra những sản phẩm trong không khí nhộn nhịp, vui tươi. Công cụ làm gốm cũng rất thô sơ chỉ cần một bàn xoay, vài miếng giẻ nhỏ và những khoanh nứa mỏng để tạo dáng.

Người dân dùng chân để nhào nặn, tạo độ mịn, hẻo cho đất.

Nung gốm bằng những vật liệu quen thuộc.

Sau khi được nung liên tục suốt 4-5 tiếng với ngọn lửa đỏ rực, người thợ tiến hành dỡ mẻ nồi màu đỏ - hồng rất đẹp và đều màu.

Tiến hành dỡ nồi.

Các sản phẩm của làng gốm Trù Sơn đều được làm thủ công, với yêu cầu sự khéo léo, điêu luyện, vì vậy phần lớn công đoạn tạo thành sản phẩm đều do phụ nữ trong làng đảm nhận.

Màu đỏ hồng đặc trưng của gốm Trù Sơn.

Miệt mài tạo hình.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật