Phú Thọ: Chè xanh Dốc Đen được chứng nhận nhãn hiệu tập thể

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sở Khoa học và Công nghệ đã trao chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm chè xanh Dốc Đen của xã Đông Lĩnh, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Phú Thọ: Chè xanh Dốc Đen được chứng nhận nhãn hiệu tập thể
Ảnh minh họa

Xem Video: cây chè xanh cổ thụ

//

Xã Đông Lĩnh là vùng sản xuất chè lớn của huyện Thanh Ba với diện tích trên 200ha. Cây chè đã mang lại nguồn lợi lớn cho người dân. Tuy nhiên, sản phẩm chưa được bảo hộ tem nhãn, chưa truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Do vậy, giá trị thương hiệu cũng như lợi nhuận sản phẩm chưa tương xứng.

Sở Khoa học và công nghệ đã phối hợp với UBND huyện Thanh Ba trình UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt dự án tạo lập quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Dốc Đen cho các sản phẩm chè xanh xã Đông Lĩnh. Đồng thời tiến hành đăng kí bảo hộ nhãn hiệu tập thể chè xanh Dốc Đen.

Để được công nhận, dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Dốc Đen” cho các sản phẩm chè xanh của xã Đông Lĩnh, huyện Thanh Ba" đã trải qua 24 tháng thực hiện, điều tra khảo sát, xác định cơ sở khoa học để xây dựng nhãn hiệu tập thể chè xanh “Dốc Đen”; Xác định các chỉ tiêu về nguồn gốc xuất xứ, chỉ tiêu về quy trình kỹ thuật, quy trình nhân giống, quy trình chăm sóc, quy trình kiểm soát chất lượng; Xác định tổ chức quản lý và làm chủ nhãn hiệu tập thể; Xác định mẫu nhãn hiệu, lập hồ sơ để đăng ký bảo hộ; Xây dựng bản đồ vùng, quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể; Xây dựng hệ thống khai thác, quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm khi được bảo hộ nhãn hiệu tập thể.

Sau quá trình thẩm định hồ sơ nhãn hiệu tập thể “Chè xanh Dốc Đen” đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng khẳng định giá trị thương hiệu cho Chè xanh Dốc Đen và là cơ hội thuận lợi để phát huy lợi thế cạnh tranh trên thị trường, làm tăng giá trị kinh tế cho người sản xuất, chế biến chè xanh của xã Đông Lĩnh. Từ đó gia tăng giá trị của sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, mang lại lợi nhuận cao cho bà con vùng sản xuất,thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật