Vaccine Covid-19 Việt Nam được nghiên cứu như thế nào?

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhóm chuyên gia mất hơn 2 tháng bào chế chủng kháng nguyên ở Anh, sau đó chuẩn bị dự tuyển vaccine tại Việt Nam để tiêm thử trên chuột.
Vaccine Covid-19 Việt Nam được nghiên cứu như thế nào?
ảnh minh họa

Xem Video: Mỹ nghiên cứu thành công vaccine ngừa Covid-19 chỉ trong 3 giờ

Vaccine Covid-19 của Việt Nam bước vào giai đoạn thử nghiệm trên chuột từ cuối tháng 4 năm nay. Vaccine thử nghiệm trên chuột được gọi là dự tuyển vaccine.

50 chú chuột khỏe mạnh được tiêm dự tuyển vaccine sau đó lấy máu để đánh giá khả năng sinh miễn dịch vào ngày 15/5 và 29/5.

Những mẫu máu được lấy từ chuột này được đưa tới viện vệ sinh dịch tễ Trung ương để đánh giá. Kết quả, dự tuyển vaccine sinh miễn dịch tốt, đạt yêu cầu. Theo tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), đây là kết quả quan trọng để tạo ra vaccine tiêm thử trên người, dự kiến diễn ra sau 9-12 tháng tới.

Chuyên gia sử dụng máy đo để bào chế vaccine. Dự tuyển vaccine liên tục được đánh giá, điều chỉnh trong suốt quá trình thử nghiệm.

Theo tiến sĩ Đạt, thông thường phải mất 3-5 năm mới có dự tuyển vaccine để tiêm thử trên động vật và mất từ 5-10 năm để có vaccine hoàn chỉnh. Với vaccine Covid-19, các chuyên gia cố gắng rút ngắn thời gian sản xuất mà vẫn đảm bảo đủ bước thực hiện và gây sinh miễn dịch chỉ với hai liều tiêm.

Nhóm chuyên gia của Vabiotech phải làm việc ngày đêm để rút ngắn thời gian sản xuất vaccine. Hai thành viên của nhóm nghiên cứu đã sang Anh từ tháng 2, phối hợp với Đại học Bristol gấp rút tạo chủng kháng nguyên trong gần hai tháng. Tới khi về Việt Nam, nhóm tiếp tục túc trực tại phòng thí nghiệm trong hơn một tháng để hoàn thành dự tuyển vaccine.

Song song với quá trình nghiên cứu và tiêm thử vaccine, các chuyên gia cũng tìm hiểu, xây dựng quy trình sản xuất vaccine hàng loạt, dự kiến quy mô lên tới hàng triệu liều.

Bán thành phẩm của một loại vaccine sau quá trình nghiên cứu, điều chế trước khi được tiêm thử trên động vật.

Tiến sĩ Đạt cho biết nỗ lực tạo ra vaccine Covid-19 nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, tự chủ về nguồn lực, đồng thời tạo nền tảng cho các vaccine khác phòng bệnh do chủng virus corona gây ra. Vaccine Covid-19 Việt Nam dự kiến hoàn chỉnh vào tháng 10/2021.    

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10732
  1. Có một chợ đêm Bến Thành buồn đến nao lòng: ‘Khách Việt còn không có chứ nói chi khách nước ngoài’
  2. Phi công người Anh xuất viện về nước như thế nào?
  3. Thủ tướng: Tổ chức ngay chuyến bay cứu hộ người Việt ở Guinea Xích Đạo
  4. Chiều 10/7, Việt Nam không có ca COVID-19, còn 15 người dương tính với nCoV
  5. Sử dụng hộ chiếu của người khác để trốn cách ly
  6. Kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại tỉnh Lạng Sơn
  7. Chiều 9/7, Việt Nam không có ca mắc COVID-19, chỉ còn 17 ca dương tính
  8. Tài xế mượn giấy tờ của bạn để nhập cảnh trốn cách ly
  9. Phi công người Anh khỏi COVID-19 ra Hà Nội trước khi về nước ngày 12/7
  10. Đưa một người bỏ trốn trở lại khu cách ly tập trung
  11. Chuyển 3 người về từ Đài Loan vào Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
  12. Nam thanh niên trốn khỏi khu cách ly Covid-19 để về quê
  13. Cách ly y tế tập trung 44 người Trung Quốc
  14. Đồng Nai tiếp nhận cách ly 237 công dân từ Đài Loan về nước
  15. Trốn cách ly Covid-19, người đàn ông ngồi trong tủ lạnh trên cabin ôtô
  16. Quảng Bình cách ly gần 250 sinh viên Lào đến nhập học
  17. Lượng khách đến Điện Biên 6 tháng đầu năm 2020 giảm mạnh do dịch bệnh
  18. Việt Nam ở đâu trên bản đồ COVID-19 của thế giới?
  19. Gần 11.500 người đang được cách ly, phòng chống COVID-19
  20. Thanh Hóa: 14 trường hợp nghi nhiễm Covid-19 được chuyển ra Bệnh viện Nhiệt đới TW 2
  21. Chiều 4/7, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19
  22. Phó thủ tướng: Chuẩn bị tinh thần chống Covid-19 trong thời gian dài
Video và Bài nổi bật