Bà ngoại nhai mớm thức ăn, cháu gái 1 tuổi nhập viện sốt cao, nổi mụn nước khắp miệng

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thói quen nhai mớm cơm của người lớn tưởng chừng là hành động yêu thương nhưng có thể khiến trẻ có nguy cơ bị lây bệnh như trường hợp bé gái 1 tuổi sốt cao, môi miệng nổi mụn nước, mẩn đỏ.
Bà ngoại nhai mớm thức ăn, cháu gái 1 tuổi nhập viện sốt cao, nổi mụn nước khắp miệng
Ảnh minh họa

Nói đến chuyện ăn uống của các con, em chắc chắn là mình chăm con rất kỹ. Nhưng thiệt tình là em rất buồn bà nội của bé. Bà hay có thói quen mớm thức ăn cho cháu. Mỗi lần em đều cố nhắc khéo nhưng bà vẫn tỏ thái độ ra mặt kiểu đó giờ bà nuôi con, nuôi cháu vẫn vậy con sao đâu. Thiệt là em rất lo lắm vì mọi lần đưa con đi khám, bác sĩ đều dặn rất kỹ là không được mớm hay nhai cơm cho con vì rất dễ lây bệnh. Trẻ con lại có sức đề kháng yếu, một khi nhiễm bệnh thì hậu quả khó lường.

Em mới đọc được vụ việc bé gái 1 tuổi nhiễm herpes vì bà nhai mớm thức ăn càng thêm bàng hoàng. Nhiều khi bố mẹ chủ quan phớt lờ đến khi xảy ra với chính con mình mới nhận thức thì đã quá muộn.

Theo ettoday, một bác sĩ Nhi khoa ở Vũ Hán đã chia sẻ trường hợp của bệnh nhi tên Xuân Xuân, 1 tuổi lên trang facebook như một lời nhắc nhở đến tất cả cha mẹ nên bỏ ngay thói quen tai hại này.

Cách đây một thời gian, cũng như mọi ngày, Xuân Xuân ngồi ở ghế ăn để đợi người lớn cho ăn. Trong khi mẹ bé đang đút cháo cho con gái từng chút từng chút một thì bà ngoài bé lại cắn nhỏ miếng thịt gà rồi đút cho cháu ăn.

4 đến 5 ngày sau đó, Xuân Xuân bắt đầu bị sốt cao, nổi mụn nước ở miệng và nổi mẩn đỏ quanh môi. Người mẹ nhanh chóng đưa con gái đi khám bác sĩ. Kết quả cho thấy Xuân Xuân bị nhiễm herpes (mụn rộp).

Sau khi hỏi rõ thói quen ăn uống của bé, bác sĩ kết luận chính việc bà ngoại nhai mớm thức ăn là nguyên nhân khiến cháu gái bị nhiễm herpes.

Thói quen nhai mớm thức ăn vẫn còn rất thường gặp ở nhiều gia đình. Nhiều người lớn nghĩ răng trẻ còn yếu, chưa thể nhai được nên phải cắn nhỏ, làm mềm thức ăn trước khi cho vào miệng bé. Nhưng thói quen ăn uống này dễ khiến trẻ có nguy cơ bị lây nhiễm virus gây nhiều bệnh nguy hiểm.

1. Mụn rộp

Nhai mớm cơm có thể khiến trẻ tăng nguy cơ nhiễm virus gây bệnh - Ảnh: sohu

Thói quen nhai mớm cơm dễ khiến trẻ bị mụn rộp. bệnh lây truyền do tiếp xúc với nước bọt, đờm hoăc dịch mũi của người nhiễm bệnh. Thời gian ủ bệnh của virus là khoảng 7 ngày. Các triệu chứng là phát ban đỏ, nổi mụn nước ở miệng, chảy nước dãi, và trong trường hợp nghiêm trọng, lưỡi và môi có thể bị loét.

2. Virus EBV (Epstein-Barr virus)

Virus EBV (Epstein-Barr virus) chủ yếu lây truyền qua nước bọt và giọt bắn. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng không có triệu chứng rõ ràng, nhưng một số trẻ nhỏ sẽ bị sốt, đau họng, mệt mỏi và chán ăn. Trong trường hợp nghiêm trọng, amidan bị sưng tấy.

3. Cúm

Chủ yếu lây truyền qua các giọt bắn của người bị cúm khi ho hoặc sổ mũi. Virus cúm xâm nhập vào hệ thống đường hô hấp, bao gồm cả miệng và mũi. Các triệu chứng đến nhanh, bao gồm sốt, nhức đầu, đau cơ, chảy nước mũi, ho. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể biến chứng sang viêm phổi , viêm não, viêm cơ tim và các bệnh khác.

4. Cảm lạnh thông thường

Hành trăm loại virus cảm lạnh thông thường chủ yếu được lây truyền qua các giọt bắn và xâm nhập vào c‌ơ th‌ể từ hệ hô hấp như miệng và khoang mũi. Các triệu chứng bao gồm ho, sổ mũi, sốt,...

5. bệnh tay chân miệng (Enterovirus)

bệnh tay chân miệng (Enterovirus) rất phổ biến ở trẻ em. Nó là tên gọi chung của một nhóm virus, bao gồm virus bại liệt, virus Kshachi, Icovirus,… được lây chủ yếu qua đường tiêu hóa (ví dụ: phân, nước và thực phẩm bị ô nhiễm), đường hô hấp (ví dụ: giọt bắn do người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi). Các triệu chứng bao gồm loét miệng, sốt, phát ban ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Bác sĩ khuyên cha mẹ nên thường xuyên rửa tay, lau chùi và khử trùng nhà cửa thường xuyên, cho trẻ sử dụng bộ đồ ăn riêng, không nhai mớm thức ăn cho trẻ và không hôn trẻ,… để tránh lây nhiễm các bệnh trên cho trẻ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật