Sài Gòn dần vắng bóng chợ trầu cau

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hình ảnh lá trầu vàng, trái cau xanh đã tạo nên địa danh “18 thôn vườn trầu xứ Bà Điểm - Hóc Môn” vang bóng một thời.
Sài Gòn dần vắng bóng chợ trầu cau
Bà Năm tiêm trầu cánh phượng. Đây là loại trầu được ưa chuộng trong lễ cưới hỏi.

Xem Video: Chợ cóc chợ tạm và vấn đề ATGT tại nông thôn

Qua bao thăng trầm biến chuyển của thời gian, hiện tại chỉ còn vài sạp trầu cau thường xuyên hoạt động trên khu vực đường Lê Quang Sung – đoạn gần bến xe Chợ Lớn (quận 5, TPHCM).

Bà Năm (67 tuổi, còn gọi là bà Năm “trầu”) cho biết, bà đã bán ở khu vực này suốt hơn 40 năm. Bà không nhớ rõ chợ trầu cau này đã có từ lúc nào. Chỉ nhớ lúc đôi mươi, bà đã bắt đầu theo người làng mang trầu cau từ Bà Điểm lên Sài Gòn bán.

“Ngày xưa có đến hàng trăm sạp, người mua người bán đông đúc như hội. Vào dịp vào ngày rằm, hiếu hỷ, cưới xin còn nhộn nhịp hơn, ai cũng mở hàng từ 4h sáng đến tối mới thôi” – bà Năm hồi tưởng.

Theo bà Năm, trầu cau vùng Bà Điểm - Hóc Môn từng một thời là nơi cung cấp trầu cau chủ yếu cho các chợ ở Sài Gòn và thậm chí là cả vùng miền Đông Nam bộ. Đặc điểm của lá trầu Bà Điểm là hương vị cay thơm rất đặc trưng.

Với nhiều người khu chợ này như một không gian văn hóa. Thứ văn hóa trầu cau từ lâu đã tồn tại trong những câu chuyện cổ tích, đã theo bao thế hệ người Việt từ phong tục cưới xin, dâng lễ.

Sau bao thằng trầm biến chuyển của thời gian, thói quen ăn trầu cũng dần ít đi, chợ trầu cau ngày nào giờ cũng thu nhỏ dần. Thay vào đó chỉ còn lác đác vỏn vẹn chưa đến 10 sạp hàng trầu cau.

Người ta mua trầu cau ngày nay chủ yếu trong những dịp cúng lễ, cưới hỏi. Do đó, chỉ đến mùa cưới hay những ngày cuối năm mới thấy chợ trầu cau sôi động và nhộn nhịp.

Trải qua bao thay đổi, dù phải đối mặt với bao khó khăn, nhưng cái duyên đối với trái cau, lá trầu để đi vào tâm thức, tình cảm của những người bán trầu cau sau bao nhiêu năm gắn bó. Vì thế mà khu chợ này khác hẳn những khu chợ khác bởi sự yên bình, nhẹ nhàng của nó. Hiếm khi nào có sự xích mích tranh giành khách hàng hay cãi cọ giữa những người bán. Họ sống nghĩa tình như những người bà con cùng giúp nhau buôn bán làm ăn.

Trong khi đó những người khách đến đây mua hàng phần nhiều cũng là gia đình có việc hỷ hay thành tâm cúng bái. Do đó, họ mua hàng cũng không trả giá, thuận mua vừa bán, khu chợ cứ thế mà hoạt động.

Người ta mua trầu cau ngày nay chủ yếu trong những dịp cúng lễ, cưới hỏi.

Những buồng cau cưới được người bán lựa chọn từng trái đẹp kết thành buồng 65 trái hoặc 105 trái, trên mỗi trái cau đều dán chữ hỷ. Một buồng cau có giá từ 150.000 – 250.000 đồng, giá này đã bao gồm cả trầu.

Qua bao thăng trầm thay đổi, các bà, các dì ở đây vẫn tiếp tục duy trì công việc buôn bán trầu cau.

Buôn có bạn, bán có phường, những cụ bà bán trầu cau ở đây luôn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.

Theo thời gian, các sạp trầu cau dần vắng bóng, phần vì người ăn trầu cau ít đi, phần vì nối bước các bà, các dì đi bán trầu cau cũng thưa dần.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật