Vụ 8 học sinh chết đuối ở Hoà Bình: Đau lòng những bát cơm cúng, nén hương tàn trên cát

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khu vực xảy ra vụ 8 học sinh chết đuối nằm cách đường đê chừng 50m và tương đối khuất tầm nhìn. Sau thảm hoạ đau lòng, trên cát chỉ còn lại những nén hương đã cháy tàn, những bát cơm cúng được ném xuống dòng sông…
Vụ 8 học sinh chết đuối ở Hoà Bình: Đau lòng những bát cơm cúng, nén hương tàn trên cát
Người thân, hàng xóm và bạn bè đến tiễn biệt các nạn nhân đuối nước về nơi an nghỉ.

Xem Video: Tang thương 8 học sinh chết đuối trên sông Đà

//

Biển báo cắm vội sau vụ đuối nước T.Tâm

Liên quan đến vụ đuối nước T.Tâm xảy ra trên địa bàn phường Thịnh Lang (TP. Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình) khiến 8 học sinh trường tiểu học Hữu Nghị và Trung học cơ sở Hữu Nghị t‌ử von‌g, ngày 22/3, nhiều người dân cũng như chính quyền đã có mặt rất đông để phúng viếng 8 học sinh t‌ử von‌g.

Chia sẻ về vụ việc, bà Khuất Thị Hiền (63 tuổi, trú tại tổ 1, phường Thịnh Lang, gần với khu vực 8 em nhỏ gặp nạn) cho biết: “Khoảng 15h30’ chiều ngày 21/3, tôi đang ở trong nhà thì thấy nhiều xe cảnh sát và xe cứu thương di chuyển đến chỗ bãi sông.

Thấy thế, nhiều người dân đổ xô ra xem xét sự việc thì biết được tin có 8 cháu nhỏ bị đuối nước ở đó. Lúc tôi ra đến nơi thì có 6 cháu đã được vớt lên bờ, còn lại 2 cháu một lúc sau cũng được tìm thấy.

Đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến một cảnh tượng T.Tâm như thế. Các anh công an vớt th‌i th‌ể các cháu lên sau đó đặt nằm ngang trên bãi chờ người nhà đến nhận. Các cháu học sinh tuổi vẫn còn quá nhỏ mà lại bị chết tức tưởi như vậy...”.

Bà Hiền cho hay, đoạn sông nơi các em học sinh gặp nạn có độ sâu tương đối lớn lại là địa điểm xuất hiện những hố cát lún và xoáy nước nên ngay cả người lớn cũng không dám xuống tắm.

Quan sát của PV tại khu vực bãi tắm nơi 8 học sinh t‌ử von‌g do đuối nước có địa điểm nằm ở ngay gần khu vực điểm tập kết cát đá trên khúc sông chảy qua địa bàn phường Thịnh Lang.

Vị trí này cách đường đê người dân thường hay đi lại chừng 50m và tương đối khuất tầm nhìn. Nhiều người dân cho biết, trường hợp các em nhỏ gặp nạn, nếu các em không hô to thì cũng không có ai biết có người đuối nước.

Ghi nhận tại hiện trường vào khoảng 10 sáng cùng ngày, cả khu vực hầu như không có người, trên cát những nén hương đã cháy tàn, những bát cơm cúng được ném xuống dòng sông và những vật dụng trong quá trình đưa th‌i th‌ể các em học sinh lên bờ được vứt ngổn ngang.

Những hình ảnh buồn đau để lại sau vụ đuối nước T.Tâm.

Theo người dân, biển cảnh báo được dựng vào sáng sớm ngày 22/3. Cách đó chừng vài trăm mét, 2 tấm biển có nội dung “khu vực nguy hiểm, cấm tắm” vừa được dựng lên. “Trước đây, tại vị trí này cũng có biển cảnh báo nguy hiểm nhưng có lẽ ai đó đã lấy đi. Vào khoảng 5h sáng ngày hôm nay (22/3), một số công nhân chở 2 biển cảnh báo dựng lên ở vị trí bãi cát đó”, một người dân chia sẻ.

Người đàn ông kể giây phút lặn xuống đáy sông vớt học sinh

Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Hiển (50 tuổi, người đã cứu được 3 em lên bờ nhưng đều đã t‌ử von‌g) kể, khoảng 15h35 phút ngày 21/3, khi đang ngồi uống nước ở nhà thì nhận được điện thoại của người cháu ruột thông báo ra bãi sông Đà gấp có nhiều học sinh đuối nước cần giúp đỡ.

Khi điện thoại vừa tắt, ông Hiển vội lấy xe chạy ra bãi Thịnh Minh. Ra đến nơi, ông đã thấy nhiều công an và người dân đang tìm kiếm các học sinh gặp nạn.

Ông Nguyễn Ngọc Hiển, người trực tiếp xuống sông Đà cứu 3 trong 8 học sinh gặp nạn.

Lúc này, lực lượng Công an cứu hộ đã tìm thấy th‌i th‌ể 1 học sinh nổi mập mờ gần bờ còn 7 em khác vẫn đang mất tích, nằm lại dưới lòng sông.

Qua giây lát quan sát, ông Hiển vội lao xuống lòng sông Đà để tìm kiếm những học sinh mất tích. "Khoảng 15 phút xuống sông tôi tìm thấy cháu đầu tiên rồi đưa lên thuyền của công an. Sau đó, tôi lần lượt tìm thêm được 2 cháu khác, th‌i th‌ể của tất cả các cháu nằm tách biệt nhau...", ông Hiển kể.

Ông cho hay, khi tìm đến học sinh thứ 3 đã 16h chiều, đến giờ ông phải về để lái xe đón công nhân cho một công ty của Nhật. Nếu ông không về sẽ muộn giờ công nhân về làm và ảnh hưởng tới ca làm của các công nhân khác cũng như công ty.

Mặc dù thời tiết không xấu, dòng chảy của sông Đà không siết tại mép bờ nhưng sự cố đáng tiếc đã xảy ra đến với các nạn nhân xấu số

Trước khi về ông quan sát kĩ lưỡng khu vực các học sinh gặp nạn và góp ý cùng lực lượng cứu hộ cứu nạn nhờ sự giúp đỡ của dân chài quanh khu vực dùng các dây câu rà dưới đáy sông sẽ nhanh tìm thấy các học sinh còn lại. Đến khoảng 17h, ông nhận tin lực lượng chức năng đã tìm thấy th‌i th‌ể học sinh cuối cùng.

Trong câu chuyện với PV, ông cho biết mình là dân sông nước sống bên bãi Thịnh Minh gần 50 năm qua. Theo nhận xét của ông Hiển, bãi Thịnh Minh là bãi sông đẹp được nhiều người dân TP Hoà Bình ví là "bãi biển Hoà Bình", bởi khu này có bãi cát, nước trong vào mùa hè hàng trăm người dân tới đây bơi lội.

Là người có gần 40 năm bơi, lặn trên sông Đà, đã từng cứu nhiều người đuối nước, ông cho hay dòng chảy của lòng sông rất phức tạp nếu không phải người có kinh nghiệm sông nước sẽ rất khó phát hiện sắp có xoáy nước hoặc vùng nước quẩn. Đặc biệt tại khu vực bãi Thịnh Minh cách đây hơn 30 năm bị nạo vét cát rất nhiều.

Biển cảnh báo nguy hiểm, cấm tắm được dựng lên sau sự việc.

Thời điểm đó, chỗ sâu nhất của bãi lên đến gần 30 mét, qua nhiều năm bồi lắng nên đến nay chỗ sâu nhất chỉ còn khoảng 10 mét.

"Nhìn mặt nước tại bãi Thịnh Minh có lúc rất yên ắng nhưng bên dưới có thể đang có dòng chảy ngầm hoặc nước quẩn nếu không phải người am hiểu sẽ khó có thể biết được điều này. Có thể các cháu học sinh hôm qua gặp phải dòng nước quẩn nên đã xảy ra sự việc đau lòng...", ông nhận định.

Ông Hiền mong muốn trong thời gian sắp tới sẽ thành lập một đội cứu hộ nóng bãi sông Đà gồm 4 - 5 thành viên bơi, lặn giỏi sẵn sàng tiếp nhận ứng cứu những trường hợp gặp nạn trên sông tránh xảy ra những sự việc đau lòng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật