Vietnam Airlines nói gì về đề xuất muốn vay 12.000 tỷ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đại diện Vietnam Airlines cho rằng, doanh nghiệp này muốn vay 12.000 tỷ để phát triển sau dịch Covid-19, không xin ngân sách.
Vietnam Airlines nói gì về đề xuất muốn vay 12.000 tỷ
VNA giải thích lý do xin vay 12.000 tỷ đồng. Ảnh: VnE

Giải thích cụ thể hơn, ông Trần Thanh Hiền, Trưởng ban Tài chính kế toán Vietnam Airlines cho biết, kiến nghị hỗ trợ trên cũng là trách nhiệm của chủ sở hữu khi Chính phủ nắm 86% cổ phần của Vietnam Airlines. Tuy nhiên, Vietnam Airlines đề xuất vay và hỗ trợ chứ không xin ngân sách, hãng sẽ trả trong 3 năm.

Ông Hiền cho biết thêm, ngày 9/6, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) đưa ra báo cáo, toàn ngành hàng không sẽ bị giảm doanh thu 419 tỉ USD, dự kiến các hãng hàng không lỗ 84 tỉ USD, đến năm 2021 vẫn lỗ 16 tỉ USD, phải tới giữa năm 2022, ngành hàng không mới quay trở về được "thể trạng" như năm 2019.

Các tổ chức quốc tế dự kiến ngành hàng không cần 250 tỉ USD để hỗ trợ các hãng nhằm phục hồi. Đến nay các quốc gia đã hỗ trợ các hãng hàng không được 124 tỉ đồng. Bởi vì đến hết tháng 5-2020 hầu như không có hãng hàng không nào còn tiền trên tài khoản.

Với Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, riêng phần hoàn vé cho khách mua vé trước dịch rất lớn.

Trong đó, từ giữa tháng 2 đến tháng 3 phải hoàn lại 4.000 tỉ đồng, gần như “mất máu” rất đột ngột. Sản lượng cả năm của hãng giảm 48% so với 2019, doanh thu giảm 50.000 tỉ đồng, lỗ gần 20.000 tỉ đồng, sau cắt giảm chi phí còn lỗ 15.000 - 16.000 tỉ đồng.

Ông Hiền dự báo năm 2020, Vietnam Airlines giảm sản lượng 50% so với 2019, doanh thu giảm 50.000 tỉ đồng và lỗ 15.000 đến 16.000 tỉ đồng.

Giải thích lý do không bay mà vẫn lỗ, ông Hiền cho biết do chi phí cố định với hàng không như tiền thuê, khấu hao, lãi vay, chi phí nhân công rất lớn, ước tính khoảng 2.100 tỉ đồng/tháng. Những tháng bay lại được thì cũng rất lâu để giảm xuống con số 1.000 tỉ đồng.

Với công ty con là Jetstar Pacific, ông Hiền cho biết 6 tháng đầu năm giảm sản lượng 64% và lỗ hơn 1.000 tỉ đồng.

Trong bối cảnh đó, đại diện VNA cho rằng, dù thị trường đang được khôi phục, nhưng doanh thu bình quân vẫn giảm 50% do doanh thu từ thị trường quốc tế chiếm 65% doanh thu của VNA. Vì thế, ông Hiền lo ngại, nếu không có bơm vốn của Chính phủ thì tháng 8/2020 hãng sẽ hết tiền.

Vì lý do này, đại diện VNA xin cơ chế đặc biệt, theo đó VNA đã có báo cáo kiến nghị Chính phủ hỗ trợ với tư cách là chủ sở hữu của hãng (vốn Nhà nước chiếm tới 86%) đề nghị vay quy mô tối thiểu ít nhất 4.000 tỉ đồng, tối đa 12.000 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi trong thời gian 3 năm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật