Tương lai gia đình hưng thịnh hay lụi tàn, muốn biết thì cứ nhìn vào 3 thứ “rõ mồn một” là thấy

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người xưa có câu: “Không có lửa làm sao có khói”, một gia đình trước khi suy tàn hoặc hưng thịnh sẽ có những ‘biểu hiện’ báo trước. Nếu nhận thấy những biểu hiện này, chứng tỏ gia đình đang trên đà suy vong.
Tương lai gia đình hưng thịnh hay lụi tàn, muốn biết thì cứ nhìn vào 3 thứ “rõ mồn một” là thấy
Ảnh minh họa

Cổ nhân có câu: "Phúc nhân cư phúc địa, phúc địa phúc nhân cư".

Trong mắt người tu hành, câu nói này hiển nhiên là đang nhắc mỗi người chúng ta rằng, trong tâm cần có phúc, vậy mới có thể sống tự tại.

Khi bản thân một người đã là một "phúc nhân", nội tâm an yên, tự tại, vậy thì tâm sinh tướng, môi trường xung quanh cũng vì cái tâm tử tế mà thay đổi theo hướng tích cực hơn, mảnh đất nơi "phúc nhân" ở tự nhiên sẽ trở thành mảnh đất tốt ai ai cũng muốn có cho mình.

Và trên mảnh đất tốt này, sẽ liên tục có người vì yêu thích, vì ngưỡng mộ mà tìm đến, khiến "phúc nhân" ngày một đông hơn. Như thế, nơi này tự nhiên sẽ trở thành mảnh đất địa linh nhân kiệt, trở thành nơi cư tụ của "phúc nhân".

Trong con mắt của người nhà phật, luật nhân quả là thứ tồn tại xuyên suốt. Nếu một ai đó muốn trở thành phúc nhân, một gia đình nào đó muốn trở nên hưng thịnh phồn vinh, việc họ nhất định phải làm đó là gieo nhân tốt. Có như thế, họ mới có thể thu về quả ngọt.

Phúc nhân cư phúc địa, gia đình của những người có phúc, có tâm thiện lành là những người không ngừng thay đổi theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp hơn, nhờ thế mà gia đình cũng trở lên an yên, hạnh phúc, hưng thịnh hơn.

Ngược lại, có những gia đình vì có những người tâm không sáng, gieo nhân xấu, dẫn đến những quả đắng về sau, gia đạo ngày càng lụn bại.

Dưới đây là 3 "nhân xấu" gây tổn hại nghiêm trọng đến sự hưng thịnh của một gia đình

1. Tạo khẩu nghiệp

Người có phúc phận thường tu nhân tích đức cả cuộc đời. Họ tuyệt đối không dễ dàng đưa ra phán xét, bình luận về người khác, cũng không bịa đặt, dựng chuyện thị phi.

Bởi vì sao? Bởi lẽ lời nói hiểm độc không chỉ làm tổn thương người khác mà cuối cùng, nó lại khiến chính bản thân mình phải chịu hậu quả, rước họa vào thân.

Đến khi đó, hối hận vì không quản lý tốt cái miệng của mình thì đã muộn. Đó chính là lý do làm hao hụt phúc báo của chính mình.

Những người như thế này thường hay đắc tội với người khác, gia đình của họ cũng vì họ mà tự nhiên bị người khác ghét lây. Sống mà bị những người xung quanh cô lập, ghét bỏ, làm sao có thể phát triển lên được để mà hưng thịnh?

Trên thế giới này, vốn dĩ không có ai là hoàn hảo. Thay vì đi khắp nơi "buôn nước bọt", chê bai đánh giá người khác, chi bằng hãy phản tỉnh chính bản thân mình, có như thế mới có thể tích phúc đức cho mình và cho cả đời sau.

2. Tham lam vô độ

Người có lòng tham trong cuộc sống này không ít, điều này cũng khó tránh. Nhưng, không phải vì thế mà chúng ta dung túng cho lòng tham để nó trở nên mù quáng, vô độ.

Khi rơi vào trạng thái này, việc mà con người cần làm là cần tỉnh táo để kiểm soát, thậm chí là xóa bỏ dụ‌ּc vọn‌ּg trong mình, nếu không, một khi con tim khối óc đã bị những ham muốn tột độ lấn át, con người sẽ trở nên đáng ghê tởm.

Làm gì cũng chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân, thử hỏi ai còn muốn qua lại với những người như thế?

Theo giáo lý nhà Phật, phúc đến từ sự cho đi, mỗi một người, chỉ có hủy diệt lòng tham, dụ‌ּc vọn‌ּg, nuôi dưỡng một trái tim thiện nguyện, biết cống hiến, biết chia sẻ, thì dần dần, bản thân và gia đình mới nhận được phúc báo.

3. Hay oán hận

Sống trên đời, việc như ý thì ít, việc không như ý thì nhiều, điều này là lẽ hiển nhiên và với ai cũng vậy, không có người ngoại lệ. Và khi gặp chuyện không vừa ý, oán hận trách móc cũng là việc khó tránh.

Nhưng trong cuộc đời này, cứ sống trong oán hận và trách móc mãi cũng chẳng ích gì. Việc này không khiến cho bản thân tốt hơn mà thậm chí còn tạo gánh nặng, khó chịu cho gia đình và người thân.

Để có thể trở thành một phúc nhân, nhất định cần phải tiết chế, hạn chế tối đa và tiến đến loại bỏ 3 việc nêu trên. Khi chúng ta không gieo nhân xấu, lẽ tự nhiên nó sẽ không kết quả đắng và như thế, những chướng ngại vật trên đường đời sẽ giảm đi rất nhiều.

Khi đó, một gia đình cũng vì có phúc nhân tồn tại mà càng trở nên viên mãn, hạnh phục hơn, nơi họ ở cũng sẽ trở thành mảnh đất địa linh nhân kiệt.

Điều quan trọng để tu dưỡng nội tâm

Thận trọng thì trong tâm sẽ yên bình

Đạo lý tu dưỡng bản thân là phải hướng vào trong nội tâm. Trong nội tâm đã biết rõ thiện ác lại không thể tận lực hành thiện trừ ác thì chưa phải là thật tâm tu dưỡng. Chỉ chính mình mới biết rõ có đang tự lừa dối bản thân hay không, người ngoài nhìn thì khó lòng thấy rõ.

Mạnh Tử từng nói: “Trên không thẹn với trời, dưới không thẹn với lương tâm”. Cái gọi là dưỡng tâm, nhất định phải là “tâm thanh quả dục” (để tâm thanh tịnh, giảm bớt ham muốn dụ‌ּc vọn‌ּg). Cho nên, người có thể tự thận trọng xét lại bản thân mình sẽ không bị cảm thấy áy náy.

Nhân từ sẽ khiến tâm tình vui vẻ

Khổng Tử giáo dục con người đều là dùng chữ “nhân” (nhân từ, nhân ái) làm trọng. Ông nói: “Dục lập lập nhân, dục đạt đạt nhân” (ý nói đến phương pháp hành nhân: Người đem lòng muốn sự nghiệp thành đạt của mình làm cho người khác giống y như cho mình vậy. Lấy những điều mà trong lòng mình mong ước để hiểu lòng mong ước của người khác).

Người có thể hành nhân sẽ không có tâm tranh giành và như thế trong tâm luôn thấy tự tại, vui vẻ, không bị vướng bận điều gì.

Cung kính thì thân thể sẽ khỏe mạnh

Trong nội tâm mà thuần khiết, bên ngoài chỉnh tề nghiêm túc, đây là công phu của “kính” (kính trọng, tôn kính, cung kính). Bước ra khỏi cửa giống như nhìn thấy khách quý, luôn kính trọng với người khác, đây là thể hiện của “kính”. Bản thân tu dưỡng khiến dân chúng bình an, trung thực kính cẩn mà khiến thiên hạ được thái bình, đây là hiệu quả của “kính”. Thông minh và trí tuệ đều là từ “kính” mà ra.

Nếu như dù ít hay nhiều người, việc lớn hay việc nhỏ, đều dùng lòng cung kính để đối đãi, không dám buông thả thì thân thể ắt sẽ khỏe mạnh.

Lao động sẽ được quỷ thần tôn trọng

Người xưa quan niệm rằng, người mà ngày đêm không làm việc gì, an nhàn rảnh rỗi, trong khi có khả năng lao động mà lại sống dựa vào người khác là người bất hạnh, quỷ thần cũng không đồng ý. Người như vậy sao có thể sống được lâu dài?

Bậc thánh hiền xưa luôn là người cần cù, tận lực với dự định của bản thân, đọc sách và tu dưỡng, gia tăng trí huệ và mở mang kiến thức. Người thành công trong xã hội cũng luôn là người nỗ lực làm việc.

Tâm tốt thì mệnh sẽ tốt

Trong cuộc sống, khi bị người khác hiểu lầm nếu có thể mỉm cười cho qua, thì đó là một tố chất hàm dưỡng. Khi chịu ấm ức nếu có thể mỉm cười thản nhiên, thì đó là sự độ lượng khi đó cuộc sống sẽ an yên hơn rất nhiều.

Khi chịu thiệt thòi vẫn có thể cười xoà vui vẻ, thì đó là sự khoáng đạt. Khi bất lực vẫn có thể mỉm cười lạc quan, thì đó lại là một cảnh giới. Lúc gặp nguy nan vẫn có thể điềm nhiên mỉm cười, ắt đó là bậc quý nhân.

Khi bị khinh miệt vẫn có thể bình tĩnh mỉm cười, thì đó là sự tự tin. Khi thất tình vẫn có thể nhoẻn miệng cười, thì đó là sự giải thoát, an nhiên tự tại.

Thế nhưng thế giới rộng vô cùng đâu thể trách được những kẻ tiểu nhân vẫn đang vây quanh chúng ta, điều cần làm là hãy mỉm cười cho qua và tiếp tục vui vẻ để sống.

Cuộc sống cõi nhân gian hồng trần quyến rũ, cuộc sống hiện đại xa hoa đủ đầy đâu thể tránh khỏi được những phiền phức, việc cần làm của mỗi chúng ta là dung hoà, để có thể vừa không bị lạc hậu nhưng nhân cách vẫn không thay đổi.

Nghĩ thoáng một, tích cực một chút, thì mọi chuyện đều có tầm kiểm soát, đều có cách giải quyết hữu hiệu nhất việc chúng ta là mỉm cười nghĩ thoáng mọi chuyện.

Suy nghĩ tích cực chính là niềm vi con người trong cuộc sống, không thể nhìn thấy ánh mặt trời chúng ta có thể thư thả ngồi nghe tiếng mưa rơi, tiếng gió xôn xao, hay tiếng chim hót, cuộc sống như vậy có phải chăng đã quá vui.

Không có hoa thơm chúng ta hãy tận hưởng mùi thơm của cây cỏ, không có tiếng vỗ tay lại tĩnh tâm để nhận thấy sự sự tĩnh lặng của tâm hồn.

Trân quý tình cảm hạnh phúc sẽ kề bên

Cứ tận hưởng cảm xúc tốt nhất, mặc thời gian xoay vần, năm tháng biến thiên.

Dù có thất bại hãy dũng cảm đối mặt với những thất bại đó, đừng đổ lỗi cho a, đừng than vãn oán trách số phận, cũng chấp nhận thua cuộc hãy giữ vững niềm tin để đương đầu với những thử thách tiếp theo.

Nếu cảm thấy áp lực, thử thay đổi bầu không khí và hít thở thật sâu. Nếu vẫn còn mơ hồ, hãy thay đổi góc nhìn mà tĩnh tâm suy nghĩ.

Trong cuộc đời này, tìm được một phương thức sống phù hợp với mình mới là cách sống tốt nhất. Việc cần làm chính là hoàn thiện bản thân, đừng để lại bất kỳ điều chi phải tiếc nuối…

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật