Tranh cãi xung quanh việc chính phủ Thái Lan hợp pháp hóa cầ‌n s‌a

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Gần 1 tháng sau khi quy định về việc loại bỏ cây cầ‌n s‌a khỏi danh sách các chất m‌a tú‌y có hiệu lực từ ngày 9/6, dư luận Thái Lan dường như vẫn tỏ ra lo ngại về những tác động tiêu cực và hệ lụy từ chính sách này.
Tranh cãi xung quanh việc chính phủ Thái Lan hợp pháp hóa cầ‌n s‌a
Tranh cãi xung quanh việc chính phủ Thái Lan hợp pháp hóa cầ‌n s‌a. (Ảnh minh họa: Reuters)

Kể từ 9/6 vừa qua, theo quy định mới, người dân Thái Lan có thể trồng “bao nhiêu cây cầ‌n s‌a” tùy thích tại nhà của họ mà không cần phải xin phép. Dù cây cầ‌n s‌a sẽ chỉ được trồng như một loại thảo dược và chỉ được sử dụng cho mục đích y tế, nhiều người dân Thái Lan đã thể hiện sự quan ngại về hệ lụy đối với thanh thiếu niên khi nhóm tuổi này có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng cầ‌n s‌a.

Tổ chức bác sỹ nhi khoa và giới nghiên cứu y học tại các trường đại học ở Thái Lan bày tỏ quan ngại trước việc thanh thiếu niên Thái Lan dễ dàng tiếp cận cầ‌n s‌a do thiếu các quy định phù hợp liên quan quản lý việc trồng và sử dụng cầ‌n s‌a. Điều này tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tác động tiêu cực đối với sự phát triển trí não của nhóm tuổi này. Cũng đồng quan điểm này, nhiều bậc phụ huynh bày tỏ lo lắng về những hệ lụy nguy hiểm liên quan đến phát triển thể chất, trí não của thanh thiếu niên khi sử dụng cầ‌n s‌a.

Nhiều tổ chức xã hội dân sự liên quan đến chất gây nghiện cho rằng những quy định thông thoáng hiện nay có thể tạo điều kiện để nhiều người trộn cầ‌n s‌a vào thực phẩm hoặc tạo ra các sản phẩm mà những người không nghi ngờ có thể tiêu thụ. Hoạt chất tetrahydrocannabinol (chất gây hung phấn, ảnh hưởng tới hệ thần kinh) trong cầ‌n s‌a, được trộn trong thực phẩm có thể khiến người sử dụng bị say.

Các tổ chức xã hội dân sự về giao thông cũng lên tiếng quan ngại về tình hình an toàn giao thông sẽ nghiêm trọng hơn do khả năng lái xe của người đi đường sẽ bị ảnh hưởng sau khi sử dụng cầ‌n s‌a. Nhiều ý kiến thậm chí cho rằng luật giao thông đường bộ phải nhanh chóng điều chỉnh theo hướng hình phạt đối với những lái xe sử dụng cầ‌n s‌a nặng hơn mức phạt dành cho những người lái xe trong tình trạng có cồn. 

Điều chỉnh của chính phủ Thái Lan

Chính sách hợp pháp hóa cầ‌n s‌a đã được Chính phủ Thái Lan bàn bạc, thảo luận từ lâu và đến 9/6 vừa qua mới chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, có thể nói chính phủ Thái Lan vẫn chưa thể lường trước được hết tình hình cũng như chưa có sự chuẩn bị mang tính tổng thể để có thể kiểm soát nhằm phát huy tính hữu ích của chính sách này.

Bằng chứng là, chỉ sau một tuần chính sách mới này có hiệu lực, trước những vụ việc xảy ra (xuất hiện nhiều ca nhập viện, thậm chí t‌ử von‌g do sử dụng cầ‌n s‌a quá liều) và trước phản ứng, quan ngại của người dân, chính phủ và từng bộ, ngành, lĩnh vực cũng như chính quyền địa phương ở Thái Lan đã phải đồng loạt ban hành nhiều quy định về quyền tiếp cận và sử dụng cầ‌n s‌a như: chỉ định cây cầ‌n s‌a và cây gai dầu, hai loại cây thuộc họ cầ‌n s‌a, là thực vật được kiểm soát; cấm sử dụng cầ‌n s‌a ở những nơi công cộng như các cơ sở giáo dục, cửa hàng bách hóa và các cơ quan nhà nước; cấm sử dụng cầ‌n s‌a đối với Lực lượng Vũ trang Hoàng gia; tăng cường kiểm soát cầ‌n s‌a trong thực phẩm…

Tuy nhiên, những biện pháp này rõ ràng chưa đủ để kiểm soát và quản lý mặt hàng cầ‌n s‌a tại Thái Lan. Người dân Thái Lan hiện vẫn dễ dàng tiếp cận cầ‌n s‌a do thiếu các quy định phù hợp liên quan quản lý việc trồng và sử dụng cầ‌n s‌a.

Vẫn còn nhiều kẽ hở để các đối tượng có thể lợi dụng, sử dụng cầ‌n s‌a vào các mục đích trục lợi như trộn cầ‌n s‌a vào thực phẩm hoặc tạo ra các sản phẩm mà nhiều người vô tình có thể tiêu thụ, dẫn đến những hệ quả khó lường về sức khỏe. Ngoài ra, công cụ quản lý từ cơ chế, chính sách đến lực lượng chuyên ngành và trang thiết bị chuyên dụng để thanh tra, kiểm tra, phát hiện những sai phạm cũng là vấn đề còn nhiều bất cập.

dư luận tại Thái Lan hiện cho rằng cơ quan chức năng đang bị động chạy theo những sơ hở, thiếu sót để đề ra biện pháp ngăn chặn, chứ chưa có một quy định mang tính tổng thể, toàn diện về việc trồng, chế xuất và sử dụng các sản phẩm từ cầ‌n s‌a. Thậm chí có những ý kiến đòi hỏi phải luật hóa để có thể Hình Sự hóa những trường hợp/vụ việc vi phạm nghiêm trọng việc sử dụng cầ‌n s‌a.

Liệu chính phủ Thái Lan có duy trì và triển khai được chính sách này?

Thực tế là sau khi Thái Lan quyết định loại bỏ cây cầ‌n s‌a và cây gai dầu khỏi danh sách các chất m‌a tú‌y bị cấm, nhiều quốc gia trên thế giới đã đồng loạt đưa ra cảnh báo các du khách rằng hành vi tàng trữ hay sử dụng cầ‌n s‌a vẫn là bất hợp pháp tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Trên thế giới là vây, ở trong nước thì chính quyền Thái Lan cũng vấp phải sự phản đối của người dân và các tổ chức dân sự với lo ngại về những tác động tiêu cực của cầ‌n s‌a đối với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, thanh thiếu niên, người cao tuổi, phụ nữ mang thai…

Làm thế nào mà một đất nước vốn rất nổi tiếng với chiến dịch chống m‌a tú‌y quyết liệt như Thái Lan lại theo đuổi cách tiếp cận tự do với m‌a tú‌y như vậy?

Thứ nhất là lý do chính trị. Việc hợp pháp hóa cầ‌n s‌a là chính sách nổi bật của đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử năm 2019. Chính sách này đã thu hút sự chú ý của những người nông dân ở những miền heo hút phải vật lộn để kiếm sống từ việc trồng lúa và đường. Liên minh cầm quyền cũng tin tưởng vào những lợi ích y tế của việc hợp pháp hóa cầ‌n s‌a, với hy vọng người nghèo ở Thái Lan có thể tự phát triển các phương pháp điều trị thay vì phải trả tiền cho các loại thuốc hóa học đắt tiền.

Thứ hai là lợi ích kinh tế. Liên minh cầm quyền ước tính việc kinh doanh cầ‌n s‌a sẽ tạo ra 10 tỷ USD trong 3 năm đầu tiên. Số tiền kiếm được có thể lớn hơn nữa nhờ vào “du lịch cầ‌n s‌a”, khi người nước ngoài đến Thái Lan để điều trị và chữa bệnh bằng loại cây này.

Hiện rất khó để đưa ra nhận định liệu chính phủ Thái Lan có tiếp tục duy trì và triển khai được chính sách này hay không. Chính phủ Thái Lan đang soạn thảo các quy định bổ sung về việc sử dụng cầ‌n s‌a. Quan điểm chính thức của chính phủ là luật pháp chỉ cho phép sử dụng cầ‌n s‌a vì mục đích y tế chứ không phải để giải trí. Nhưng ranh giới giữa mục đích y tế và giải trí đến giờ rất khó để phân định

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật