Khi Nghi Sơn làm mình làm mẩy, bắt “con tin” đầu vào của nền kinh tế

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Không khác gì một “tối hậu thư” khi Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn thông báo về nguy cơ dừng hoàn toàn hoạt động của nhà máy... gây ảnh hưởng lớn đến nguồn cung xăng dầu toàn quốc.
Khi Nghi Sơn làm mình làm mẩy, bắt “con tin” đầu vào của nền kinh tế
Chúng ta phải bù lỗ cho Nghi Sơn 70.000 tỉ, chúng ta từng đề nghị dừng nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài khi Nghi Sơn ế 1 triêu tấn xăng dầu, và giờ...Ảnh: TTXVN

Trong thông báo, Nghi Sơn nói sẽ về nguy cơ dừng hoàn toàn hoạt động vào thời điểm “giữa tháng 2 tới”, và trong khi “đã phải tiết giảm công suất hoạt động từ 105% về mức 80%”. Còn việc “hủy nhập 2 tàu dầu thô” là “do đang phải đối mặt khó khăn về tài chính”.

Việc Nghi Sơn “hờn dỗi” không hề là chuyện đùa. Lấy Tập đoàn xăng dầu VN (Petrolimex) là ví dụ. Hợp đồng bao tiêu sản phẩm của Petrolimex, doanh nghiệp với thị phần lớn nhất tại thị trường nội địa- năm 2022 với Nghi Sơn lên tới từ 235.000 tới 265.000 m3 xăng dầu.

Với thị phần nguồn cung tới hơn 35%, Nghi Sơn “hắt hơi”, cả Petrolimex, lẫn thị trường nội địa phát sốt khi việc nhập khẩu xăng dầu không đơn giản như mua một cái áo.

Câu hỏi “tại sao” Nghi Sơn đã được Tập đoàn dầu khí quốc gia (PVN) phần nào lý giải.

Trên Lao Động, đại diện PVN giải thích câu chuyện những “khó khăn tài chính” của Nghi Sơn “bắt nguồn từ việc PVN chưa phê duyệt gia hạn thỏa thuận (RPA) và thanh toán sớm (EP) Hợp đồng FPOA”. Cho dù “theo điều lệ công ty, Ban điều hành phải chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm công tác nhập dầu thô và công suất vận hành Nhà máy…”.

Việc Nghi Sơn tự ý hủy nhập 2 chuyến tàu dầu thô dẫn đến nguy cơ dừng hoạt động nhà máy- theo đại diện PVN - “không liên quan tới việc phê duyệt gia hạn RPA và EP”.

Rất rõ ràng, đó là một kiểu đòi “trả dép”, một kiểu gây sức ép.

Năm ngoái, khi Nghi Sơn ế hơn 1 triệu tấn xăng dầu, khi “tại một số thời điểm, tồn kho xăng ở mức trên 90%”, còn có những ý kiến thậm chí đề nghị cấm nhập khẩu xăng dầu... để Nghi Sơn bán được hàng.

Và giờ, Nghi Sơn làm mình làm mẩy gây sức ép.

An ninh năng lượng, mặt hàng đầu vào của hàng trăm ngành kinh tế liệu có thể bị “bắt con tin” chỉ để đòi phê duyệt gia hạn một thoả thuận?!

Có lẽ, với những doanh nghiệp kiểu này chúng ta cần có những bộ trưởng mạnh mẽ quyết đoán như Bộ trưởng Vương Đình Huệ ngày nào.

Năm đó, khi đương chức Bộ trưởng Tài chính, ông Vương Đình Huệ từng có phát ngôn dứt khoát và mạnh mẽ rằng, “Điều hành giá xăng dầu vì 80 triệu tân chứ không phải vì 11 doanh nghiệp”. Và rằng: "Nhà nước không dọa ai và cũng không ai dọa được Nhà nước”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật