Tờ báo uy tín của Mỹ nói gì về Hiếu PC - chuyên gia an ninh mạng từng là hacker 3 triệu đô với 7 năm tù trên đất Mỹ?

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những tình tiết chưa từng được kể rõ về Hiếu PC cũng được tờ báo này thuật lại một cách chi tiết.
Tờ báo uy tín của Mỹ nói gì về Hiếu PC - chuyên gia an ninh mạng từng là hacker 3 triệu đô với 7 năm tù trên đất Mỹ?
Ảnh minh họa

Hiếu PC - Ngô Minh Hiếu đã trở thành cái tên quen thuộc với cộng đồng mạng thời gian gần đây. Tuy trở về Việt Nam chưa lâu nhưng anh đã và đang góp sức mình vào hệ thống an ninh mạng bằng trang web Chống Lừa Đảo. Đồng thời anh cũng đang làm việc tại Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), trở thành một chuyên gia an ninh mạng với nhiều chia sẻ nhận được sự quan tâm.

Năm 19 tuổi, Ngô Minh Hiếu đến New Zealand để theo học tại Học viện Công nghệ Unitec ở Auckland nhưng sau đó anh thực hiện một loạt các vụ lừa đảo tín dụng trên đất nước này. Từ năm 2007 đến 2013, Hiếu đã sử dụng máy tính tại Việt Nam để xâm nhập trái phép vào nhiều hệ thống khác nhau nhằm lấy trộm số thẻ an sinh xã hội, thông tin về các tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, tên, địa chỉ, số điện thoại, ngày sinh... của hơn 200 triệu công dân Mỹ. Ngày 14/7/2015, Minh Hiếu lúc đó 25 tuổi bị tòa án Mỹ đưa ra xét xử và lãnh án 13 năm tù giam.

Hoàn lương, quay trở về Việt Nam và đang cống hiến hết mình, những sự cố gắng của Hiếu PC đều đang được mọi người vô cùng công nhận, cảm kích.

Mới đây, một tờ báo uy tín của Mỹ cũng đã đăng tải những việc làm trước đây của Hiếu PC với những cảnh báo về việc rất nhiều dữ liệu cá nhân hiện nay rất dễ bị đánh cắp. Trang báo này cũng đã thuật lại đầy đủ và chi tiết xuyên suốt quá trình mà Hiếu PC hoạt động để đánh cắp tài khoản của hàng trăm triệu công dân Mỹ, thu về số tiền từ 100.000 - 150.000 USD mỗi tháng, cao hơn rất nhiều lần con số trung bình thu nhập của một người dân bình thường tại đây.

Bên cạnh đó, tác giả của bài báo cũng thuật lại một cách hết sức chi tiết quá trình Hiếu PC bị giam giữ tại Mỹ ra sao, làm việc với những ai, khai báo những gì và việc anh đã thể hiện sự hối hận và cũng như sự quyết tâm để mình trở thành một người tốt hơn cho xã hội. Trong thời gian bị giam giữ tại Mỹ, để duy trì kỹ năng của mình và cập nhật tin tức về an ninh mạng, Hiếu PC đã phải sử dụng máy tính bảng trong thư viện nhà tù, đọc sách và viết hướng dẫn an ninh kỹ thuật số cho người bình thường để trau dồi bản thân.

Quá trình quay trở về nước của Hiếu PC cũng được tờ báo này chỉ rõ, việc anh đang làm tại Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), trở thành một chuyên gia an ninh mạng và đuổi bắt lại những người giống như anh trước đây. Không những vậy, Hiếu PC còn gửi lời khuyên cho O’Neill, nhân viên Sở Mật vụ tại Mỹ khi phát hiện những tin tặc có hoạt động.

Đồng thời, anh còn trao đổi cho ProPublica (Đây là một tòa soạn nhằm sản xuất báo chí điều tra phục vụ công chúng tại Mỹ) một số dịch vụ phát triển mạnh trong các nền tảng, hệ sinh thái của Internet hiện nay, bao gồm các chatbot Telegram. Tính năng hoàn toàn tự động trên Telegram đã giúp xác định danh tính của người Mỹ theo yêu cầu. Một trong số này, được gọi là Hornet Lookup Bot, cung cấp quyền truy cập tức thì vào số an sinh xã hội của người dùng và được bán ra với giá 10 USD, hoặc giấy phép lái xe được bán ra với giá 40 USD. Telegram sau đó đã phải khoá đi Hornet Lookup Bot này.

Có thể thấy những đóng góp của Hiếu PC đang làm là rất có ích đối với môi trường Internet hiện nay. Trên Facebook cá nhân, anh cũng hy vọng chính bài viết đó sẽ giúp các bạn trẻ hiểu thêm về định hướng tương lai tốt hơn từ vấp ngã của chính mình.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật