Hơn 1.000 người chết mỗi ngày, Indonesia quay cuồng với cuộc chiến Covid-19

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Indonesia đang huy động mọi nguồn lực để kiểm soát dịch Covid-19, khi số người chết và t‌ử von‌g liên tục tăng kỷ lục.
Hơn 1.000 người chết mỗi ngày, Indonesia quay cuồng với cuộc chiến Covid-19
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân tới khu vực điều trị Covid-19 tại một bệnh viện ở Tây Java, Indonesia (Ảnh: AP).

Mang theo đầy đủ thiết bị bảo hộ cá nhân, Hary Akbar leo xe cấp cứu của mình. Đó là vào đầu tháng 7, và người đàn ông lái xe cứu thương tình nguyện này vừa đón một bệnh nhân Covid-19 56 tuổi ở Tangerang, ngoại ô thủ đô Jakarta.

Tuy nhiên, bệnh viện mà anh lái xe đến đầu tiên đã từ chối bệnh nhân vì hết giường. Sau khi lùng sục khắp Tangerang, anh quyết định thử vận may ở Jakarta.

Sau 6 giờ trên đường và bị 12 bệnh viện từ chối, Akbar và bệnh nhân quyết định dừng lại và trở về nhà. Ngày hôm sau, Akbar trở lại nơi ở của bệnh nhân, dự định tiếp tục công việc tìm kiếm bệnh viện.

Nhưng bệnh nhân đã chết, chỉ 3 giờ sau khi được Akbar đưa về nhà từ hôm trước.

"Tôi không biết nữa, vì anh ấy vẫn nhận thức được khi tôi đưa về nhà. Anh ấy vẫn có thể nói chuyện", Akbar nói với CNA.

Câu chuyện của Akbar đã cho thấy hệ thống y tế của Indonesia bị quá tải như thế nào khi số ca mắc Covid-19 tại nước này tăng đột biến.

Sau làn sóng Covid-19 đầu tiên vào năm ngoái, dịch bệnh dường như đã "hạ nhiệt" vào quý đầu năm nay, khi người dân Indonesia bắt đầu quen với cuộc sống bình thường mới. Tuy nhiên, mọi thứ trở nên u tối hơn sau dịp lễ hồi tháng 5, khi số ca nhiễm liên tục lập kỷ lục tại Indonesia.

Mặc dù các biện pháp khẩn cấp được triển khai, song giường bệnh vẫn thiếu và nhiều bệnh nhân Covid-19 đã bị từ chối điều trị, buộc họ phải tự cách ly tại nhà.

Indonesia hiện ghi nhận số người chết và ca nhiễm hàng ngày cao nhất thế giới. Các chuyên gia lo ngại Indonesia có thể có thiệt hại lâu dài khi đại dịch vẫn tiếp tục.

Tính đến ngày 30/7, Indonesia đã ghi nhận hơn 3,3 triệu ca mắc Covid-19 và hơn 92.000 trường hợp t‌ử von‌g. Những ngày gần đây, trung bình cứ 24 giờ, Indonesia lại có hơn 1.000 người chết vì Covid-19.

Chính phủ Indonesia xác nhận hầu hết ca mắc Covid-19 hiện nay ở nước này là do biến chủng Delta. Tiến sĩ Masdalina Pane, thành viên của Hiệp hội chuyên gia dịch tễ học Indonesia (PAEI) và lực lượng chuyên trách Covid-19, cũng cho biết khoảng 92% ca Covid-19 tại Indonesia là người nhiễm biến chủng Delta.

Với số ca nhiễm hàng ngày thường xuyên vượt mốc 25.000, chính phủ Indonesia đã quyết định thực hiện các hạn chế khẩn cấp, bắt đầu từ ngày 3/7 cho đến ngày 25/7 trên đảo đông dân Java cũng như Bali. Các biện pháp hạn chế sau đó được thực thi ở 15 khu vực khác ngoài Java và Bali.

th‌i th‌ể nạn nhân Covid-19 được chôn cất tại Indonesia (Ảnh: Reuters).

Tiến sĩ Lia Partakusuma, Tổng thư ký Hiệp hội các bệnh viện ở Indonesia, cho biết tới đầu tháng 7, các bệnh viện ở Indonesia gần như kín chỗ. Trên đảo Java, tỷ lệ giường bệnh có bệnh nhân của nhiều bệnh viện đã lên tới 90%. bệnh nhân được khuyến khích tự cách ly ở nhà trừ khi họ bị bệnh nặng.

Mặc dù chính phủ đảm bảo rằng sẽ có đủ nguồn cung ôxy trên đảo Java, hàng chục bệnh nhân được cho là đã chết tại một bệnh viện ở Yogyakarta hồi đầu tháng 7 sau khi cơ sở này cạn kiệt ôxy.

Giới chức Indonesia cho biết việc phân phối ôxy đã bị cản trở do nhu cầu tăng gấp 3-4 lần. Các cơ sở sản xuất ôxy được yêu cầu dành toàn bộ nguồn cung của họ cho mục đích y tế.

Trên khắp Java và Bali, nhiều hàng dài người đứng chờ tại các cơ sở cung cấp ôxy khi người dân cố gắng mua ôxy cho những người thân mắc Covid-19. Một số người mua ôxy cho người thân tự cách ly tại nhà, trong khi những người khác cần mua ôxy cho người thân đang nằm viện vì bệnh viện cạn ôxy.

Ngày 9/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Indonesia Dante Saksono nói rằng công suất sản xuất ôxy của Java là 1.400 tấn mỗi ngày, nhưng Java và Bali cần 2.600 tấn mỗi ngày.

Theo Trung tâm Sáng kiến Phát triển Chiến lược Indonesia (CISDI), tại tỉnh Tây Java, hơn 400 bệnh nhân Covid-19 đã chết trong tuần đầu tiên của tháng 7 khi đang cách ly tại nhà. Trong khi đó, nền tảng dữ liệu công dân LaporCOVID-19 ghi nhận có 1.100 người chết tại nhà trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến ngày 30/7 tại 17 tỉnh, trong đó có những người già chết một mình tại nhà khi cách ly.

Chính phủ cũng đang nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu nhân viên y tế. Các nhà chức trách cố gắng tuyển khoảng 3.000 bác sĩ và 16.000-20.000 y tá từ những người vừa tốt nghiệp hoặc đang học năm cuối.

Để hạn chế Covid-19, chính phủ Indonesia đặt mục tiêu tối ưu hóa việc xét nghiệm, truy vết và điều trị bệnh nhân ở Java và Bali, bắt đầu từ ngày 26/7. Indonesia cũng có kế hoạch thành lập các trung tâm cách ly tập trung để theo dõi bệnh nhân, đồng thời tăng cường chiến dịch tiêm chủng vắc xin.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật