Hàn Quốc: Chiến dịch tiêm vaccine hiệu quả lớn với người cao tuổi

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 23/6, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 của nước này đang cho thấy hiệu quả rõ rệt, theo đó số bệnh nhân nguy kịch giảm đáng kể, đặc biệt là ở nhóm người cao tuổi.
Hàn Quốc: Chiến dịch tiêm vaccine hiệu quả lớn với người cao tuổi
tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 1/4/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, KDCA nêu rõ, nếu như vào thời điểm đầu tháng Sáu, số bệnh nhân nguy kịch là 170 người thì nay đã giảm xuống 135 người. Đặc biệt, xu hướng giảm thể hiện rõ rệt ở nhóm người cao tuổi, với phần lớn đã được tiêm vaccine mũi một.

Trong số các bệnh nhân nguy kịch, tỷ lệ bệnh nhân trên 60 tuổi từng chiếm tới 85% đầu tháng Sáu, hiện đã giảm xuống còn 71%. Trong cùng thời điểm này, tỷ lệ t‌ử von‌g đã giảm từ 1,49% xuống 1,32%.

Trưởng Ban phân tích điều tra dịch tễ thuộc Ủy ban đối sách phòng dịch trung ương Hàn Quốc Lee Sang-won cho biết lý do lớn nhất khiến số ca mắc mới COVID-19 giảm là số bệnh nhân ở độ tuổi ngoài 60 giảm. Điều này cho thấy hiệu quả lớn từ việc tiêm vaccine.

Yếu tố quan trọng nhất quyết định tốc độ tiêm chủng vẫn là nguồn cung vaccine. Lượng vaccine mà Hàn Quốc đã ký hợp đồng cung ứng trong quý 3 năm nay là 80 triệu liều.

Tới thời điểm hiện tại, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch nhập 10 triệu liều vào tháng sau. Chính phủ nước này dự kiến triển khai việc xác nhận người đã tiêm chủng thông qua mã QR khi người dân ra vào các cơ sở tập trung đông người từ tháng sau.

Tính đến ngày 23/6, khoảng 30% dân số Hàn Quốc, tương đương 15,1 triệu người, đã tiêm xong mũi một vaccine phòng COVID-19.

Nhờ sử dụng hiệu quả kim tiêm và vaccine, như áp dụng đặt lịch tiêm vaccine còn dư, Hàn Quốc đã hoàn tất tiêm chủng cho 4,29 triệu người (8,4% dân số), đạt được mục tiêu đề ra về số người tiêm phòng trong nửa đầu năm 2021.

Liên quan tình hình dịch COVID-10, tính đến 0h ngày 23/6, Hàn Quốc có thêm 645 ca mắc mới, trong đó có 605 ca lây nhiễm trong cộng đồng, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 152.545 ca. Khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận vẫn chiếm đa số với 408 ca.

Trưởng Nhóm cố vấn kỹ thuật quốc gia về tiêm chủng tại Ấn Độ, ông N.K. Arora, cho biết Ấn Độ đặt mục tiêu tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 với ít nhất 10 triệu mũi/ngày, đồng thời khẳng định Ấn Độ có đủ nguồn cung vaccine và sẽ có sẵn 200-220 triệu liều từ tháng Bảy tới.

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ông Arora nêu rõ, viện huyết thanh Ấn Độ và công ty Bharat Biotech đã tăng sản lượng vaccine từ tháng Tư và điều này sẽ đảm bảo nguồn cung dồi dào hơn từ tháng Bảy.

Chính phủ Ấn Độ dự kiến sẽ có 120 triệu liều vaccine Covishield và 100 triệu liều Covaxin trong tháng sau. Ông Arora cho biết thêm Ấn Độ sẽ có khả năng tiêm 12,5 triệu mũi/ ngày.

Mục tiêu này là khả thi nhờ sự hỗ trợ của khu vực tư nhân, như đã thấy trong ngày đầu tiên áp dụng chính sách tiêm chủng miễn phí vaccine cho người trưởng thành (ngày 21/6). Khi đó, nước này đã tiêm được hơn 8 triệu mũi vaccine, mức cao nhất trong một ngày kể từ khi khởi động chương trình tiêm chủng vào ngày 16/1.

Thứ trưởng Y tế Ấn Độ Rajesh Bhushan cho biết từ ngày 1-21/6, tốc độ tiêm chủng trung bình ở nước này là 3,4 triệu mũi/ngày, do đó việc nâng con số này lên 8,8 triệu mũi/ngày như trong ngày 21/6 là khả thi khi đảm bảo được nguồn cung vaccine và năng lực tiêm chủng.

Số liệu của Bộ Y tế Ấn Độ công bố sáng 23/6 cho thấy, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 50.848 ca mắc mới COVID-19 và 1.358 ca t‌ử von‌g, nâng tổng số ca mắc và ca t‌ử von‌g do COVID-19 lên lần lượt 30 triệu ca và 390.660 ca.

Cùng lúc, nước này cũng ghi nhận 40 ca nhiễm biến thể mới Delta Plus. Biến thể này đã được Chính phủ Ấn Độ xác định là biến thể gây lo ngại và được đánh giá có nguy cơ gây ra làn sóng thứ ba ở nước này

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật