Em bé “ngủ say” trong mộ cổ 78.000 năm tuổi

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đứa trẻ được chôn cất trong ngôi mộ nông ở tư thế bào thai, phần trên của c‌ơ th‌ể được bọc cẩn thận trong một tấm vải liệm.
Em bé “ngủ say” trong mộ cổ 78.000 năm tuổi
Đây là ngôi mộ cổ nhất từng được tìm thấy ở châu Phi. (Ảnh: NY Times)

Các nhà khoa học hôm 5/5 xác nhận tìm thấy ngôi mộ cổ nhất được biết đến ở châu Phi. Ngôi mộ có niên đại 78.000 năm được phát hiện trong một hang động có tên Panga ya Saidi gần bờ biển Kenya.

Họ đặt tên cho đứa trẻ 3 tuổi là ’Mtoto’, có nghĩa là ’đứa trẻ’ trong tiếng Swahili.

Theo các nhà nghiên cứu, khám phá này làm sáng tỏ sự phát triển của các hành vi xã hội phức tạp ban đầu ở Homo sapiens (người hiện đại). Homo sapiens xuất hiện lần đầu tiên ở châu Phi hơn 300.000 năm trước, sau đó di cư khắp thế giới.

Theo bà Maria Martinon-Torres, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm quốc gia về tiến hóa con người ở Tây Ban Nha, cách thức chôn cất Mtoto cho thấy người cổ đại ở châu Phi cũng sống trong một thế giới biểu tượng. 

"Đứa trẻ được chôn cất tại một khu dân cư, gần nơi cộng đồng này sinh sống, chứng tỏ sự sống và cái chết có liên quan mật thiết như thế nào. Chỉ có con người mới đối xử với người chết bằng sự tôn trọng, dịu dàng như cách họ đối xử với người sống", bà Martinón nói. 

Các nhà nghiên cứu xác định đứa trẻ, chưa rõ giới tính được đặt vào mộ trong tư thế gập người như đang say ngủ, c‌ơ th‌ể nằm nghiêng về bên phải, đầu gối co về phía ngực.

Phác họa về tư thế của Mtoto khi được chôn. (Ảnh: Reuters)

Ông Nicole Boivin - đồng tác giả nghiên cứu cho rằng các thành viên trong gia đình Mtoto có thể tham gia vào nghi lễ chôn cất đứa trẻ. "Tất cả những hành vi này rất giống với những hành vi được quan sát thấy ở loài người ngày nay", ông này cho hay.

Theo bà Martinón, việc chôn cất cho thấy sự ra đi của Mtoto là nỗi đau hoặc nỗi buồn sâu sắc với cộng đồng mà đứa trẻ này sinh sống. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật