Chủ nhân nhà mặt phố đồng ý giao đất để làm metro Nhổn - Ga Hà Nội

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vướng mắc cuối cùng về mặt bằng để làm nhà ga Nhổn - Ga Hà Nội đã được giải quyết sau khi một hộ dân chấp nhận phá nhà để bàn giao đất.
Chủ nhân nhà mặt phố đồng ý giao đất để làm metro Nhổn - Ga Hà Nội
Máy súc bắt đầu phá dỡ phần mặt tiền của căn nhà số 269 Cầu Giấy. Ảnh: MRB.

Ngày 16/4, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cùng chính quyền địa phương đã điều động máy xúc giải phóng phần mặt bằng cuối cùng để làm ga đường sắt trên cao.

Việc giải phóng mặt bằng được triển khai sau khi chủ nhân căn nhà số 269 Cầu Giấy chấp thuận bàn giao mặt bằng để các nhà thầu xây dựng cầu thang số 4 dẫn lên nhà ga S7.

Theo đó, vỉa hè và một phần mặt tiền của căn nhà số 269 sẽ bị phá dỡ để giải quyết xung đột với móng cầu thang số 4 của ga S7.

Xem Video: Hà Nội lên kế hoạch xây dựng metro 65.404 tỉ đồng

//

Đây là vị trí vướng mắc GPMB cuối cùng liên quan đến chân thang ga.

Trao đổi với Zing, lãnh đạo MRB cho biết hạng mục cuối cùng này đã chậm nhiều năm do không nhận được mặt bằng sạch từ người dân. MRB từng phải tính đến phương án vận hành nhà ga với 3 cầu thang thay vì 4 như thiết kế. Sau nhiều nỗ lực thuyết phục, mặt bằng để xây cầu thang thứ 4 đã được bàn giao.

Tính đến hết tháng 3, tiến độ chung dự án metro Nhổn - Ga Hà Nội đạt khoảng 71,2%, tiến độ tổng thể đoạn trên cao đạt 86,3%.

MRB bày tỏ quyết tâm giữ đúng tiến độ vận hành đoạn trên cao trong năm 2021. Phần việc còn lại của đoạn trên cao là kiến trúc nhà ga và hoàn trả vỉa hè (công việc còn lại khoảng 4,7%).

Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết mốc giới GPMB của dự án metro Nhổn - Ga Hà Nội trùng với chỉ giới đường đỏ của tuyến Cầu Giấy - Xuân Thủy và quốc lộ 32. Về nguyên tắc, đất trong chỉ giới đỏ chỉ có thể làm vỉa hè hoặc các công trình công cộng. Thực tế tại quận Cầu Giấy, đất trong chỉ giới này vẫn xuất hiện nhà dân.

Giải thích vấn đề này, lãnh đạo quận Cầu Giấy cho biết một số mảnh đất mặt đường quốc lộ 32 đã có sổ đỏ từ trước, quá trình mở rộng đường, một số diện tích nằm trong chỉ giới đỏ nhưng chưa được GPMB triệt để. Những phần đất này sau đó vẫn phải cấp phép xây dựng vì các hộ dân có sổ đỏ đầy đủ.

Lãnh đạo quận Cầu Giấy cũng cho biết để GPMB cho dự án, cơ quan chức năng phải cắm mốc GPMB, xác định trường hợp công trình nào lấn vào đất công thì tháo dỡ, còn có sổ đỏ phải đền bù, thực hiện GPMB theo quy định.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật