Clip người xuất khẩu lao động Việt Nam tại Nhật phải ăn cơm chan nước trắng khiến CĐM thương cảm

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều người hình dung đi xuất khẩu lao động là nhàn hạ, tiết kiệm, khi về nước có thể mua nhà, mua xe,.. nhưng sự thực lại hoàn toàn khác.
Clip người xuất khẩu lao động Việt Nam tại Nhật phải ăn cơm chan nước trắng khiến CĐM thương cảm
Ảnh: Dân trí

Ngày càng có nhiều người chọn đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Những người này có độ tuổi nằm trong khoảng từ 18 đến 36. Để có thể đi xuất khẩu lao động, ngoài độ tuổi thì sức khỏe cũng là một yếu tố hết sức quan trọng. Ngoài đảm bảo về thể lực, người lao động không được mắc 1 trong 13 nhóm bệnh cấm đi Nhật như bệnh truyền nhiễm, tim mạch, viêm gan B hay có hình xăm…

Ngoài ra tùy theo điều kiện mà các công ty có thể chấp nhận người lao động trước đó từng có kinh nghiệm hoặc không. Đi xuất khẩu lao động có những vất vả riêng, không “nhàn hạ”, “sung sướng” như nhiều người vẫn tưởng.

Mới đây, mạng xã hội đã chia sẻ đoạn clip một bữa trưa của lao động Việt Nam tại Nhật. Chủ tài khoản đăng đoạn video kèm dòng trạng thái: “Đây là cuộc sống tháng kiếm 20-30 triệu đồng một tháng bên Nhật đấy. Chỉ vì cuộc sống mưu sinh thôi.”

Trong clip, chàng trai người đầy bụi băm, tuy nhiên đáng chú ý là bữa ăn của anh chỉ gồm gơm trắng chan nước cùng quả đậu bắp luộc. Dường như bữa ăn này đã rất quen thuộc với chàng thanh niên vì có thể thấy tâm lý của anh rất bình thản giống như đây là điều diễn ra hàng ngày.

Đoạn clip khiến nhiều người không khỏi xót xa, bởi trước đó, rất nhiều bạn trẻ cho rằng đi xuất khẩu lao động rất sung sướng, ảo tưởng về cuộc sống màu hồng kiếm được nhiều tiền bạc để khi về Việt Nam có thể đổi đời, mua nhà, mua xe,..

Ảnh: chụp màn hình


Bữa cơm đạm bạc của người lao động Việt Nam tại Nhật Bản. (Ảnh: Chụp màn hình)

Sự thực thì công việc nào cũng có những vất vả riêng, công việc làm thuê vất vả, sức lao động đôi khi bỏ ra nhiều hơn so với tiền kiếm được. Để ra nước ngoài, họ đã phải đóng khoản phí từ 140 – 160 triệu đồng. Khi đi xuất khẩu lao động, công nhân cần sự chăm chỉ, nghiêm túc, thích nghi lẫn hòa nhập ở nơi đất khách quê người.

Xem Video: Một Bữa cơm đạm bạc của lao động Hàn Quốc

//

Trên thực tế hiện nay, có không ít người, nhất là các bạn trẻ “ảo tưởng” về việc ra nước ngoài làm việc sẽ kiếm được tiền nhiều và dễ dàng hơn. Và con đường xuất khẩu lao động sẽ sớm giúp họ đổi đời sau khi về nước.

Có người từng chứng kiến hàng xóm, bạn bè ra nước ngoài làm rồi gửi nhiều tiền về cho gia đình nên cũng thấy ham, tìm mọi cách để đi. Nhưng rồi sang đến nơi thì lại "vỡ mộng" bởi công việc làm thuê vất vả, sức lao động đôi khi bỏ ra nhiều hơn so với tiền kiếm được.

Hàng năm đều có rất nhiều người chọn xuất khẩu lao động để kiếm tiền. (Ảnh: Lao Động)

Về cơ bản, nếu may mắn được làm cho công ty tốt vừa có lương cơ bản lại được trả tiền làm thêm giờ thì ngoài trang trải chi phí nơi đất khách, vẫn dư được một khoản gửi về nước. Ngược lại, nếu vào công ty khắt khe thì vừa áp lực, lương không cao, nhiều khi còn phải trốn ra ngoài làm thêm.

Đã ra nước ngoài xuất khẩu lao động thì họ cũng cần làm nhiều cách để kiếm tiền vì riêng khoản phí ban đầu đóng trước khi đi ít nhất cũng đã 140 – 160 triệu đồng. Nhà nào phải vay mượn để cho con em ra nước ngoài thì cộng thêm lãi số tiền phải trả còn lớn hơn.

Chia sẻ với Báo , chị L. hiện đang đi xuất khẩu lao động ở Gunma, Nhật Bản cho biết ở Việt Nam có thể làm 5 phần, chơi 5 phần còn tại đây phải làm 9,5 phần chỉ được nghỉ ngơi 0,5 phần. Cuộc sống chật vật đã khiến không ít người bị căng thẳng, mệt mỏi dẫn đến mất ngủ.

Cần hiểu rằng sẽ chẳng có khoản tiền nào kiếm được là dễ dàng. Những gì nhận được sẽ xứng đáng với công sức đã bỏ ra. Dù là lao động trong nước hay nước ngoài thì cũng cần sự chăm chỉ, nghiêm túc, thích nghi lẫn hòa nhập.

Do đó, đối mặt với sự nghèo khó có lẽ vẫn còn nhiều cách để giải quyết. Mọi người không nhất thiết phải đánh đổi tuổi trẻ, tiền bạc cho khát vọng đổi đời, làm giàu.

Nói tóm lại, cuộc sống xuất khẩu lao động không hề “màu hồng” như những gì đại đa số mọi người vẫn nghĩ. Đừng vì ảo tưởng về “miền đất hứa” mà tiền mất tật mang.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật