Lần đầu phát biểu sau khi rời nhiệm, ông Trump không quên chỉ trích Trung Quốc

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong bài phát biểu lần đầu trước công chúng kể từ khi rời Nhà Trắng, ông Trump không quên chỉ trích Trung Quốc, coi Bắc Kinh là “mối đe dọa kinh tế lớn“ đối với Mỹ.
Lần đầu phát biểu sau khi rời nhiệm, ông Trump không quên chỉ trích Trung Quốc
Cựu Tổng thống Donald Trump. (Ảnh: AP)

Hôm 28/2, phát biểu tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) của đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump một lần nữa chỉ trích Trung Quốc là "mối đe dọa kinh tế to lớn" đối với Mỹ.

"Cần đứng lên chống lại Trung Quốc, ngừng gia công phần mềm, khôi phục lại các nhà máy và chuỗi cung ứng của chúng ta. Đồng thời đảm bảo rằng Mỹ, chứ không phải Trung Quốc, thống trị tương lai thế giới", ông Trump nói.

“Việc các công ty rời Mỹ đã tạo việc làm ở Trung Quốc và các quốc gia khác. Điều này khiến chúng ta mất nhiều năm để hồi phục. Những công ty này phải bị trừng phạt”, cựu Tổng thống Donald Trump cho biết thêm.

Trong bài phát biểu của mình, ông Trump cũng lên án việc chính quyền Tổng thống Joe Biden quyết định tái gia nhập tổ chức Y tế thế giới (WHO). “Họ thực sự là những con rối cho Trung Quốc”, ông Trump nói, gọi quyết định tái gia nhập WHO của chính quyền Biden là “sự đầu hàng kinh khủng”.

SCMP cho rằng, việc ông Trump cáo buộc chính quyền Biden thân thiện với Bắc Kinh mâu thuẫn với một số dấu hiệu gần đây cho thấy ông Biden sẽ không vội “xuống nước”, từ bỏ chính sách cứng rắn đối với Trung Quốc như Trump từng làm.

Hôm 25/2, Katherine Tai, người được ông Biden đề cử trở thành đại diện thương mại Mỹ kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ các cam kết trong hiệp định thương mại đạt được với Washington. "Trung Quốc cần thực hiện những lời hứa mà họ đưa ra trong thỏa thuận", bà Tai nói.

Chính quyền Biden cũng đã nhất trí với tuyên bố của chính quyền Trump về việc cáo buộc Trung Quốc “tội diệt chủng” và "tội ác chống lại loài người" đối với người Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng sắc tộc thiểu số chủ yếu là người Hồi giáo khác tại khu vực Tân Cương

Tổng thống Biden cũng đã công bố đánh giá về nỗ lực chuyển sản xuất các công nghệ quan trọng ra khỏi các quốc gia không “chia sẻ lợi ích với Mỹ”. Động thái được nhiều người coi là nhằm vào Trung Quốc. Bộ phận thương mại của ông Biden gần đây cũng đã phát tín hiệu chặn một số giao dịch kinh doanh liên quan đến công nghệ trên cơ sở bảo vệ an ninh quốc gia.

Hôm 28/2, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kêu gọi các nước khác thực hiện các bước đi cần thiết để ngăn chặn công nghệ chảy sang Trung Quốc, có thể được Bắc Kinh sử dụng "để đàn áp người dân".  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật