Khi quyền lực quốc gia tuyên chiến với quyền lực của các ông lớn công nghệ

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Động thái của Facebook nhằm vào quyền lực của các nhà hành pháp và lập pháp Australia đã gây sốc và bất bình không chỉ ở xứ sở chuột túi mà còn ở khắp nơi trên thế giới.
Khi quyền lực quốc gia tuyên chiến với quyền lực của các ông lớn công nghệ
ảnh minh họa

Cuộc đối đầu giữa mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook và chính phủ Australia đã đi đến hồi kết trong tuần này. Người dùng Facebook Australia cuối cùng đã được tiếp cận với tin tức trên nền tảng Facebook.

Tuy nhiên, cú đòn của ông lớn công nghệ này nhằm vào quyền lực của các nhà hành pháp và lập pháp Australia đã gây sốc và bất bình không chỉ ở xứ sở chuột túi mà còn ở khắp nơi trên thế giới.

Quyền lực của các mạng xã hội lớn đang ngày càng tăng lên. Đó là một vấn đề mà thế giới hiện đại phải thừa nhận. Và điều này đặt ra vấn đề đối với các chính phủ quốc gia là làm thế nào để điều chỉnh và đặt thứ siêu quyền lực này vào vòng kiểm soát. Câu chuyện ở Australia không chỉ nằm ở bản quyền tin tức.

Cái kết mở trong cuộc đối đầu giữa Facebook và Australia

Facebook "kết bạn" trở lại với Australia là một dòng tiêu đề trên bài viết của Reuters. Sau 1 tuần bị chặn, người dùng Facebook tại Australia nay có thể đọc và chia sẻ tin tức của trên bảng tin.

Facebook đồng ý trả tiền cho báo chí khi hiển thị nội dung tin tức trên nền tảng của họ. Đổi lại, Australia đồng ý sửa đổi Bộ quy tắc thương lượng truyền thông, cho phép các công ty công nghệ như Facebook có thể chủ động hơn trong quá trình đàm phán với các cơ quan báo chí về vấn đề bản quyền, trước khi đưa vụ việc ra cơ quan trọng tài. Cả hai bên đều tuyên bố mình chiến thắng.

"Đây là một tuần quan trọng đối với nguyên tắc rằng các nền tảng Internet cần phải tuân thủ các quy định của Pháp Luật nếu họ kinh doanh ở Australia" - ông Paul Fletcher, Bộ trưởng Truyền thông Australia, khẳng định.

"Để tuân thủ dự luật ban đầu thì Facebook sẽ buộc phải trả số tiền có thể là không giới hạn cho các tập đoàn truyền thông đa quốc gia. Chúng tôi hài lòng vì chính phủ Australia đảm bảo giải quyết các mối lo ngại cốt lõi của mình" - ông Nick Clegg, Phó Chủ tịch phụ trách Các vấn đề toàn cầu của Facebook, chia sẻ.

Trong vụ việc này, cả hai bên đều có lý lẽ riêng. Australia cho rằng, Facebook được hưởng lợi từ việc đăng tải tin tức của các hãng truyền thông và vì vậy phải trả tiền để thúc đẩy chất lượng báo chí. Facebook lại cho rằng, cuộc tranh cãi là sự hiểu lầm về mối quan hệ giữa Facebook và các nhà xuất bản tin tức Australia và rằng mình mang lại cho các công ty tin tức nhiều lợi ích hơn so với những gì nền tảng này nhận lại. Ví dụ, đã có tới 5,1 tỷ lượt truy cập vào các trang web tin tức của Australia thông qua Facebook trong năm ngoái.

"Facebook không muốn làm công việc xác định đâu là tin tức. Hãng này chỉ muốn trở thành một công cụ mà mọi người có thể chia sẻ những gì đang quan tâm" - ông Eric Goldman, Giám đốc viện Luật Công nghệ cao, Trường Đại học luật Santa Clara, cho biết.

"Động thái của Australia sẽ buộc Facebook phải làm công việc phân loại mà hãng này không muốn. Đó là sẽ buộc Facebook phải nói rằng, những thứ này là những thứ mà Facebook sẽ phải trả thêm tiền, kể cả là dù Facebook không định giá nó cao".

Những mối lo ngại trong tương lai

Theo luật mới, các hãng truyền thông với doanh thu tối thiểu là 150.000 USD có thể tham gia đàm phán với các gã khổng lồ công nghệ như Facebook về thanh toán nội dung tin tức. Tuy nhiên, quy định mới lại cho phép Facebook được lựa chọn cơ quan báo chí để đàm phán.

Điều này có thể giúp Facebook trả ít tiền hơn hoặc cũng có thể từ chối đàm phán trả tiền cho các cơ quan báo chí mà không mang lại nhiều lợi ích cho Facebook, trong đó có các cơ quan báo chí nhỏ. Country Press Australia, tổ chức đại diện cho 161 tờ báo khu vực trên toàn Australia, đã nêu lên lo ngại rằng, các ấn phẩm nhỏ bên ngoài các thành phố lớn có thể bị thiệt thòi.

"Một trong những bài kiểm tra thực tế về cách đạo luật này có hiệu quả hay không sẽ là mức độ mà những cơ quan báo chí nhỏ hơn đó có được hỗ trợ giống như những người chơi lớn hơn hay không" - ông Peter Lewis, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về trách nhiệm công nghệ của Australia, nhấn mạnh.

Hiện tại, Canada và Anh cũng đang có ý định nh các hành động pháp lý với các công ty công nghệ về một loạt vấn đề xung quanh tin tức và nội dung.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật