Chiếc mỏ giống lưỡi hái của loài chim 68 triệu năm tuổi

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hộp sọ của một con chim cỡ quạ với chiếc mỏ giống lưỡi hái sinh sống ở Madagascar 68 triệu năm trước cho thấy sự đa dạng của loài chim thời kỳ khủng long thống trị.
Chiếc mỏ giống lưỡi hái của loài chim 68 triệu năm tuổi
Mô phỏng về Falcatakely forsterae. (Ảnh: Reuters)

Loài chim này có tên là Falcatakely forsterae. Khuôn mặt của nó khác biệt với tất cả các loại chim sông ở kỷ Mesozoi (250-65 triệu năm trước), không phải chỉ vì hình dáng chiếc mỏ mà còn vì cấu tạo cơ bản của nó. 

Mỏ của Falcatakely forsterae bề ngoài trống giống như mỏ của một con chim tu căng dù hai loài này không có quan hệ họ hàng gần. 

Loài chim hiện đại có nhiều hình dạng mỏ, nhưng sự đa dạng này hiếm khi được phát hiện ở các loài chim từ kỷ Mesozoi.

Để mô phỏng hình dạng của Falcatakely forsterae, các nhà khoa học dùng kỹ thuật quét và tái tạo kỹ thuật số họp sọ dài 9 cm của nó. 

"Hóa thạch chim đặc biệt hiếm một phần vì chúng có bộ xương mỏng manh. Xương rỗng không thể sống sót sau quá trình hóa thạch", nhà cổ sinh vật học Alan Turner tới từ Đại học Stony Brook (Mỹ) cho biết. 

Ông Turner tin rằng phát hiện về sự tồn tại của Falcatakely forsterae cho thấy còn rất nhiều thú vị cần khám phá về các loài chim ở thời khủng long thống trị. 

Cách đây khoảng 150 triệu năm, các loài khủng long lông vũ nhỏ tiến hóa thành chim. Những con chim đầu tiên giữ lại nhiều đặc điểm từ tổ tiên chúng, bao gồm cả răng. 

Hóa thạch Falcatakely forsterae có một chiếc răng hình nón duy nhất ở phần trước hàm trên.

Falcatakely forsterae được liệt vào loài có răng (enantiornithines). Nó không thể sống sót sau sự kiện tuyệt chủng cách đây 66 triệu năm. 

"Không giống những loài chim đầu tiên như Archaeopteryx trong vẫn còn giữ một số nét của khủng long như đuôi dài và mõm không chuyên môn hóa, những con thuộc enantiornithines như Falcatakely forsterae trong tương đối giống với loài chim hiện đại", ông Turner cho hay. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật