Hươu chết vì ăn phải nhựa, Nhật Bản chế ra loại túi mới

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thành phố Nara sẽ sản xuất một loạt túi đựng an toàn thay thế túi nylon sau khi một số lượng lớn loài vật biểu tượng của thành phố này chết vì nuốt phải rác thải nhựa.
Hươu chết vì ăn phải nhựa, Nhật Bản chế ra loại túi mới
Một con hươu băng qua đường dành cho người đi bộ ở Nara, Nhật Bản, nơi chúng được tự do dạo chơi và được coi là báu vật quốc gia. Ảnh: AP.

Năm 2019, một phần trong số 1.300 con hươu hay đi lang thang ở thành phố Nara, Nhật Bản được tìm thấy đã chết sau khi nuốt phải các túi nylon và túi gói thức ăn, những thứ bị khách du lịch vứt lại. Có con hươu đã chết với hơn 4 kg rác được tìm thấy trong bụng.

Nhiều lời kêu gọi không xả rác đã được phát động. Thành phố cũng đưa ra một giải pháp thay thế an toàn để xử lý rác thải nhựa.

Bất chấp ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19 đến ngành du lịch, nhiều công ty địa phương đã hợp tác để sáng chế những chiếc túi an toàn với hệ tiêu hóa của động vật.

Những chiếc túi này được làm bằng bột giấy tái chế từ hộp sữa và cám gạo, một trong những thành phần chính của bánh quy mặn shika senbei mà khách du lịch có thể cho hươu ăn.

Các túi và giấy gói nylon bị bỏ lại cho thấy một số du khách cho các con vật ăn loại thức ăn vặt khác, bỏ qua lời cảnh báo chỉ cho chúng ăn những loại bánh quy đã được quy định.

“Chúng tôi đã làm túi giấy có hình con hươu”, doanh nhân Hidetoshi Matsukawa, người kêu gọi các công ty sản xuất túi đựng an toàn, nói với hãng tin Kyodo.

“Loài hươu đóng góp vào nền du lịch của Nara. Vì vậy, chúng tôi sẽ bảo vệ chúng và quảng bá những chiếc túi như một thương hiệu cho nền kinh tế địa phương”, doanh nhân cho biết thêm. Ông Matsukawa đã cùng các đồng nghiệp của mình dành một năm để phát triển chiếc túi an toàn và có thể ăn được.

Cho đến nay, khoảng 3.500 chiếc túi, mỗi chiếc có giá 100 yen (0,95 USD), đã được bán cho các công ty và tổ chức địa phương, bao gồm cả cơ quan du lịch của thành phố.

Những con hươu ở Nara rất thân thiện với khách du lịch. Chúng được coi là “sứ giả của thần thánh” và “báu vật của tự nhiên” vào năm 1957.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật