Philippines thừa nhận có thể thua cuộc nếu đem phán quyết Biển Đông ra LHQ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Philippines có thể thua cuộc nếu đem phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực (PCA) về Biển Đông ra trước Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Philippines thừa nhận có thể thua cuộc nếu đem phán quyết Biển Đông ra LHQ
Tổng thống Philippines phát biểu trực tuyến tại kỳ họp khóa 75 ĐHĐ LHQ hôm 22/9. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phát ngôn viên Phủ Tổng thống Philippines Harry Roque nhìn nhận, tuy mang tính đột phá khi khẳng định chủ quyền của Philippines với vùng đặc quyền, nhưng phán quyết của PCA có thể sẽ không nhận được ủng hộ nếu đưa ra Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ). Lý do là các nước thành viên Đại hội đồng sẽ phải cân nhắc lợi ích kinh tế, chính trị cho riêng mình trước khi bỏ phiếu. 

“Điều chúng tôi vẫn nói là không nên đẩy công khai vấn đề, bởi phán quyết đã trở thành một phần của luật pháp quốc tế. Thứ nữa, nếu chúng tôi đưa ra bỏ phiếu tại ĐHĐ LHQ - một tổ chức chính trị, có tính chất khác với Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) hay Tòa án Quốc tế về luật Biển (ITLOS), Philippines có thể bị thua. Bởi lẽ các nước sẽ bỏ phiếu vì những lý do kinh tế và chính trị. Tôi hy vọng đã nói rõ quan điểm về vấn đề này”, ông Roque phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 24/9. 

Phán quyết PCA đưa ra hồi năm 2016 bác bỏ yêu sách chủ quyền gần như bao trọn Biển Đông của Trung Quốc. Bắc Kinh từ chối công nhận phán quyết và tiếp tục có các hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở vùng biển tranh chấp - một việc làm mà một số bên lo ngại sẽ hủy hoại tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. 

Trong một động thái được cho là bất ngờ, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã lên tiếng khẳng định vai trò của phán quyết. Phát biểu trước ĐHĐ LHQ hôm 23/9 dưới hình thức ghi hình trực tuyến, ông Duterte khẳng định Philippines phản bác mọi ý định hủy quyết định của PCA, một phán quyết mà ông cho là không thể thỏa hiệp, không một chính phủ nào có thể làm phai nhạt, hủy hoại hay chối bỏ.

Tổng thống Duterte cũng ca ngợi sự ủng hộ của ngày càng nhiều các quốc gia với phán quyết này. 
bình luận của ông Duterte đã nhận được sự tán thưởng từ chính những đối thủ chỉ trích ông mà nhiều người trong số đó hối thúc nhà lãnh đạo Philippines nêu vấn đề tranh chấp ra LHQ.

Cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario, một người lớn tiếng phản đối cách thức xử lý tranh chấp của chính quyền Duterte trước Trung Quốc ở Biển Đông, kêu gọi ông Duterte nên tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế để thực thi phán quyết. 

Sự ngần ngại của Philippines và thế bế tắc thời gian tới

Tại cuộc họp báo, phát ngôn viên Phủ Tổng thống Philippines có ý giải thích rõ hơn về phát biểu của ông Duterte. Theo ông Roque, Tổng thống Philippines chỉ đơn giản nhắc lại chính sách mà ông từng nhiều lần nêu trước đó trước Trung Quốc - điều mà những người chỉ trích lâu nay vẫn không chịu lắng nghe. 

“Thứ nhất, tôi không nghĩ đó là một thông điệp mạnh mẽ. Đó là lời tái khẳng định một chính sách đã tồn tại. Trong chiến dịch vận động tranh cử, ông Duterte tuyên bố sẽ không nhường một tấc đất nào thuộc chủ quyền quốc gia. Điều này nhất quán với tuyên bố của ông trên cương vị tổng thống về không nhượng bộ chủ quyền”, ông Roque nói. 

Liên quan đến đề xuất của ông Del Rosario, ông Roque cho rằng cựu Ngoại trưởng Philippines không nên phát lệnh thay tổng thống, vì ông Del Rosario không có bất kỳ phẩm chất đặc biệt nào để làm điều này. Phát ngôn viên Phủ Tổng thống nhắc lại việc dưới thời ông Del Rosario, Philippines đã đánh mất quyền kiểm soát thực tế với bãi cạn Scarborough Shoal mà Trung Quốc gọi là bãi Hoàng Nham. 

Ông Roque bình luận, một nước đơn lẻ không có khả năng hiện thực hóa phán quyết. Cách thức tốt nhất để thực thi phán quyết là các bên liên quan công nhận giá trị của văn bản này. Theo ông, vũ lực không phải là giải pháp. Còn một cách khác, đó là đoàn kết về một giải pháp hòa bình - đưa ra ĐHĐ LHQ. Nhưng biện pháp này cũng khó khả thi vì ảnh hưởng của Trung Quốc tại LHQ là rất lớn. 

Ông Roque nêu quan điểm Philippines sẽ tiếp tục theo đuổi các khía cạnh hợp tác khác trong quan hệ với Trung Quốc, bởi tranh chấp lãnh thổ khó có thể được xử lý dứt điểm trong tương lai gần. Chính quyền Tổng thống Duterte sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực các lĩnh vực, nhất là thương mại và đầu tư với Trung Quốc, tạm gác tranh chấp sang một bên, không để ảnh hưởng tới hợp tác song phương. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật