Bệnh nhân Ấn qua đời ở cửa bệnh viện khi bị 18 nơi từ chối

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Làn sóng bệnh dịch vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Ấn Độ, dẫn đến nhiều trường hợp người dân qua đời khi chưa được tiếp cận y tế vì bệnh viện quá tải, không tiếp nhận thêm.
Bệnh nhân Ấn qua đời ở cửa bệnh viện khi bị 18 nơi từ chối
dư luận Ấn Độ bức xúc sau khi câu chuyện người đàn ông 52 tuổi qua đời vì Covid-19, sau khi bị 18 bệnh viện từ chối điều trị.

Người đàn ông Ấn Độ tên Bhawarlal Sujani ở bang Karnataka, qua đời sau khi bị 18 bệnh viện từ chối điều trị, theo BBC.

Theo truyền thông địa phương, người đàn ông 52 tuổi trút hơi thở cuối cùng ngay trước cửa của một bệnh viện không tiếp nhận anh.

Dinesh Sujani, anh trai của bệnh nhân, cho biết gia đình đã cố hết sức để tìm nơi điều trị cho Sujani song bất thành. Khi Sujani bắt đầu có những triệu chứng của người mắc virus corona chủng mới, Dinesh đã đưa em trai đến cơ sở y tế đầu tiên cách nhà 5 km.

"Tôi nói với họ rằng mạch đập của em mình bị giảm, có biểu hiện khó thở và nôn mửa. Bác sĩ ở đó chụp X-quang, sau đó đưa cho tôi một tờ giấy ghi chữ tiếng Anh và bảo tôi làm ơn đưa người nhà ra khỏi nơi đó”, Dinesh kể lại.

Nỗ lực cứu em mình, Dinesh tìm thấy một chiếc xe cứu thương và đưa Sujani đến một bệnh viện khác, song vẫn bị từ chối cho nhập viện. Theo Dinesh, hai anh em đã dành hàng giờ để di chuyển từ bệnh viện này đến bệnh viện khác nhưng đều công cốc.

“Cả bệnh viện công lẫn tư nhân đều không đồng ý tiếp nhận chúng tôi và đuổi đi từ cổng ra vào”, Dinesh bức xúc nói.

Con trai của Bhawarlal, Vikram, trả lời một tờ báo địa phương, cho biết gia đình đã đặt chân đến 18 bệnh viện và gọi 32 phòng khám khác. Kết cục, họ đã di chuyển quãng đường 120 km.

Theo gia đình người đã khuất, cả nhà đã di chuyển 120 km mong tìm được nơi chữa trị nhưng công cốc.

Câu chuyện buồn của người đàn ông 52 tuổi khiến dư luận Ấn Độ càng bức xúc bởi trước đó, nhiều trường hợp được báo cáo qua đời do Covid-19 một phần đến từ việc bị các bệnh viện từ chối chữa trị.

Sau vụ việc, chính quyền bang Karnataka đã đưa ra thông báo chính thức, yêu cầu ít nhất 9 bệnh viện liên quan, bao gồm một bệnh viện công, giải thích trách nhiệm trong trường hợp này.

"Các cơ sở y tế không thể trốn tránh việc chữa trị cho những bệnh nhân có triệu chứng giống Covid-19”, Pankaj Kumar Pandey, Ủy viên Y tế của nhà nước, viết trong một tuyên bố.

Tuy nhiên, các bệnh viện cho hay họ đều trong tình trạng quá tải. Bác sĩ Nishanth Hiremath cho biết tại thời điểm Sujani đến bệnh viện, toàn bộ 45 giường bệnh cho các trường hợp nghi nhiễm virus corona đều đã có người nằm.

Người này cũng phủ nhận cáo buộc của gia đình bệnh nhân và cho biết các y tá đã cho người đàn ông 52 tuổi thở oxy và thực hiện các bước chăm sóc cơ bản.

"Chúng tôi cũng bảo họ hãy đi làm xét nghiệm ở bất cứ nơi nào họ được nhận. Chúng tôi khuyên họ nên đến bệnh viện thuộc chính phủ", vị bác sĩ nói.

Các nhân viên chuẩn bị bệnh viện d‌ã chi‌ến để đón làn sóng bệnh nhân ngày một tăng nhanh.

Kể từ khi lệnh phong tỏa toàn quốc được nới lỏng vào cuối tháng 5, Ấn Độ vẫn đang chứng kiến số ca mắc virus tăng cao mỗi ngày.

Trong vòng một tháng, số ca mắc mới tại thành phố Bangalore, bang Karnataka tăng từ 18 lên 732 trường hợp.

Dù chính phủ Ấn Độ đã chạy đua để chuyển số giường bệnh từ hệ thống bệnh viện tư nhân phục vụ cho việc điều trị lên 10.000 giường, các chuyên gia cảnh báo số lượng đó nhiều khả năng vẫn chưa đủ đáp ứng khi quốc gia này lê‌n đỉn‌h dịch, dự kiến vào tháng 7-8.

"Một khi số ca gia tăng, chúng ta cần ưu tiên những người cần nhập viện. Hầu hết tầng lớp trung lưu có thể ở nhà nếu họ có triệu chứng nhẹ. Chỉ những người không có phòng riêng để cách ly tại nhà mới được đưa vào cơ sở y tế", Tiến sĩ Giridhar Babu, nhà dịch tễ học tại Quỹ Y tế Công cộng Ấn Độ, cho biết.

"Khi đường dây nóng được thiết lập, bệnh nhân sẽ được đưa đến nơi có sẵn giường, không cần phải chạy từ nơi này sang nơi khác”, tiến sĩ nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật