“Thánh bịa” và ảo tưởng về sự nổi tiếng

Lumia Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
N.T.L (sinh năm 1985, trú tại xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ) tự bịa ra câu chuyện nhặt được số tiền 136.800.000 đồng và sau đó trả lại cho ông Trần Văn Thức (ở xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn). Những tưởng chị này sẽ “nổi tiếng” vì không tham của rơi, nhưng không ngờ ngược lại, chị ta “nổi tiếng” vì câu chuyện hoàn toàn bịa đặt.
“Thánh bịa” và ảo tưởng về sự nổi tiếng
“Thánh bịa“ làm việc tại cơ quan công an. Ảnh: Công an cung cấp

Xem Video: bệnh -ảo tưởng sức mạnh- của người trẻ đi xin việc

Trường hợp này trong cộng đồng người dùng mạng xã hội còn hay gọi là “thánh bịa”.

“Thánh bịa” bịa ra chuyện mình nhặt được số tiền lớn 136.800.000 đồng đăng lên trang cá nhân “Mai Lan Mai Lan”. Để minh họa cho việc mình không tham của rơi “thánh bịa” lại bịa tiếp việc trao trả lại số tiền cho khổ chủ là ông Trần Văn Thức.

Song ông Thức này là ai? Cũng không có thật, mà do “thánh bịa” bịa ra bằng cách lấy tài khoản Facebook “Mai Lan Nguyễn” được lập trước đó nhằm mục đích để bán hàng online đổi tên nick thành “Mạnh Thức Trần” rồi tự nhận mình là khổ chủ Trần Văn Thức.

Tài khoản “Mạnh Thức Trần” cho biết đã nhận lại được số tiền đánh rơi, qua đó tô vẽ cho tấm gương “người tốt việc tốt “Mai Lan Mai Lan”.

Song “thánh bịa” chưa chịu dừng lại mà còn dựng tiếp “tập 3” câu chuyện là việc trả lại tiền cho khổ chủ đánh rơi trước “sự chứng kiến của 2 đồng chí cán bộ Công an huyện Yên Lập” nhằm tạo thêm độ tin cậy cho những thông tin bịa đặt…

Tất nhiên sau khi cơ quan công an vào cuộc làm rõ, sự thật được phơi bày là L dựng tất cả mọi chuyện chỉ nhằm mục đích câu like câu views cho trang Facebook và để được “nổi tiếng” khi truyền thông đưa tin về tấm gương “người tốt việc tốt” về bản thân mình.

Trên môi trường mạng xã hội đã từng xảy ra không ít vụ việc đưa tin thất thiệt, thiếu căn cứ và sự xác minh, thậm chí bịa đặt, xuyên tạc… Tuy nhiên, trường hợp tự dựng lên cả một câu chuyện không có thật để qua đó nhằm tự ca ngợi mình, PR cho mình nổi tiếng  thì có lẽ đây là một trong những trường hợp hiếm hoi vừa mới xảy ra.

Sự việc này chưa gây nguy hại tới người khác nhưng có thể gây nguy hại đối với chính bản thân người dựng chuyện.

“Thánh bịa” cho thấy đã ảo tưởng về sự nổi tiếng, từ đó dẫn đến việc tự bịa chuyện nhằm tô vẽ mình trở thành tấm gương người tốt việc tốt. Đây cũng là một trong những hệ lụy từ lối sống sa đà trong thế giới ảo lấy lượng like làm thước đo sự nổi tiếng và bản thân thỏ‌a mã‌n với thước đo ảo đó, dần dần dẫn tới sự lệch lạc về nhân cách sống.

Sự nổi tiếng bằng cách bịa chuyện để có được chính là cách làm thất sách nhất để khẳng định bản thân bởi vì nó chỉ mang đến những giá trị ảo chứ không có thực chất.

Trong một cuộc tọa đàm về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội tại Đại học Mở TPHCM, bác sĩ  Hồ Nhật Quang - một chuyên gia huấn luyện trị liệu tâm lý – cho biết, việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều gây ra bệnh hoang tưởng, cá nhân người dùng dễ bị cuốn vào việc thể hiện cái tôi, lâu dần tạo thành thói quen trong suy nghĩ, trong hành vi.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật