Chuyên gia Nga nói sức mạnh thật ‘sát thủ’ S-400 của Mỹ

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dù AARGM-ER được Mỹ công bố có thể dễ dàng đối phó được S-400 nhưng giới quân sự Nga không nghĩ vậy.
Chuyên gia Nga nói sức mạnh thật ‘sát thủ’ S-400 của Mỹ
tiêm kích F-35.

Theo Drive, tiêm kích F/A-18 của Hải quân Mỹ vừa có thử nghiệm mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng với tên lửa AARGM-ER - dòng tên lửa được coi là "sát thủ" đối với hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Vụ thử được thực hiện với kịch bản F/A-18 mang theo AARGM-ER tấn và hủy hệ thống vũ khí mô phỏng S-400.

"Để thực hiện thành công cuộc diễn tập, AARGM-ER đã đánh lạc hướng radar đối phương khiến nó không thể phát hiện được mối nguy hiểm đang đến gần", Drive dẫn tuyên bố của Hải quân Mỹ.   

Nguồn tin khẳng định, AARGM-ER là dòng vũ khí rất đặc biệt bởi không cần dùng đến tiêm kích tàng hình mà chỉ cần những tiêm kích thế hệ 4, Mỹ cũng đủ sức sức khắc chế được cả những hệ thống phòng không tối tân như S-400 Nga.

vũ khí này nằm trong bộ 3 tên lửa của Mỹ được thiết kế để đối phó với radar trên hạm và những hệ thống phòng không tối tân như S-400 của Nga. Trong đó, AARGM-ER là vũ khí nhập cuộc cuối cùng sau khi JSOW và tên lửa MALD đã khai hỏa đánh lạc hướng.

Để tăng độ chính xác khi diệt mục tiêu, AARGM-ER được tích hợp hệ thống kiểm soát mục tiêu HCSM. Hệ thống được trang bị hệ thống định vị vệ tinh GPS cùng thiết bị đo quán tính IMU giúp nó có khả năng tấn công chính xác mục tiêu, dù bị tác động bởi mọi hình thức gây nhiễu nào đi nữa.

Mỹ tin rằng, AARGM-ER là một trong những vũ khí tối quan trọng trên chiến trường, nó giúp tiêu diệt hệ thống radar cảnh giới của đối phương, bảo vệ an toàn cho các đợt không kích của Quân đội Mỹ trước hệ thống phòng không của kẻ địch.

AARGM-ER sử dụng hệ dẫn quán tính ở pha giữa và đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối. Nguyên lý chung của loại vũ khí này là, bám theo cánh sóng radar để đánh vào đài anten máy phát. Với tốc độ cực cao, kích thước nhỏ, đánh chặn AARGM-ER là gần như không thể.

Mặc dù Mỹ rất tự tin vào dòng vũ khí mới này nhưng theo chuyên gia quân sự Nga Leonkov, việc bộ 3 tên lửa nói trên của Mỹ phối hợp diệt được S-400 chỉ dựa trên lý thuyết.

Hoặc chúng chỉ có thể làm được điều đó khi toàn bộ S-400, hệ thống vệ sĩ Pantsir-S1 và những vũ khí đi kèm đứng yên trong tình trạng không hoạt động. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra với những hệ thống S-400 đang được triển khai.

Chính vì vậy, thay vì là kẻ đi săn, cả máy bay và AARGM-ER có thể trở thành mục tiêu bị bắn hạ trước khi chúng kịp khai hỏa. Vị chuyên gia cho biết thêm rằng, ngay từ khi phát triển hệ thống S-400, các nhà phát triển Nga đã tính đến kịch bản này.

Đây chính là lý do khiến 96L6E là hệ thống radar tiêu chuẩn của S-400. Đây là loại radar có ưu điểm là kết hợp cả tính năng bắt thấp và bắt cao. Radar nhìn vòng 96L6E hoạt động ở băng tần C, bộ vi xử lý của nó có thể nhảy tần số cho khả năng kháng nhiễu cao và phân biệt mục tiêu trong môi trường lộn xộn tốt.

Chính vì vậy, để AARGM-ER và máy bay Mỹ bịt mắt được hệ thống S-400 Nga là bài toán khiến Mỹ không dễ tìm ra được lời giải. Đây chính là lý do họ không ngừng trinh sát nhằm tìm sơ hở của Nga với S-400 tại Syria để tìm cách khắc chế.

Việc Mỹ nói quá về sức mạnh vũ khí mình sản xuất không chỉ có trường hợp của AARGM-ER mà với cả chương trình máy bay tàng hình F-35. Dòng chiến đấu cơ này được giới thiệu có khả năng qua mặt tất cả những hệ thống phòng không tối tân nhất hiện nay.

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động thực tế, sức mạnh và độ tin cậy của F-35 đã không như Mỹ nói. Hồi cuối năm 2019, hệ thống radar TwInvis đã phát hiện được hoạt động của 2 chiếc F-35 ở khoảng cách 150km.

Sau khi tiết lộ thông tin F-35 bị tóm gọn tại Đức, trang C4ISRNET cho rằng, không rõ việc TwInvis phát hiện được F-35 với quyết định ngừng mua dòng chiến đấu cơ này của nước này có liên quan gì đến nhau hay không.

Cụ thể, hồi cuối tháng 9/2019, Bộ Quốc phòng Đức ra thông báo, Không quân nước này không cần F-35 và sẽ không mua dòng tiêm kích do Mỹ sản xuất.

"Những công nghệ và khả năng của tiêm kích thế hệ 5 F-35 không có gì đặc biệt, vì vậy Đức sẽ không mua dòng chiến đấu cơ này.

Số tiền trước đây Đức dự kiến dùng để mua F-35 sẽ được dành cho việc mua thêm chiến đấu cơ Typhoon của Anh hoặc cùng đầu tư vào chương trình máy bay thế hệ mới do châu Âu sản xuất", Bộ trưởng Quốc phòng Đức ra tuyên bố hồi cuối năm 2019.

Kể từ năm 2019 đến nay, tiêm kích F-35 còn nhiều lần bị phát hiện bởi radar Nga triển khai ở Syria, hệ thống radar do Trung Quốc sản xuất đang được vận hành bởi phòng không Syria...

Giải thích cho những lần bị lộ diện này, giới quân sự thường nói chung chung rằng: đó chỉ là hoạt động diễn tập bay bay tuần tra và sức mạnh thật của F-35 chỉ có thể bộc lộ hết khi thực chiến.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật