Thủ đoạn tinh vi của 23 đối tượng Hà Tĩnh lừa đảo ‘trúng thưởng’ qua mạng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Như báo Bảo vệ Pháp Luật đã đưa tin, sáng 23/12, Công an Hà Tĩnh vừa khởi tố vụ án Hình Sự “lừa đảo chiếm đoạt chiếm sản”, đồng thời tạm giữ Hình Sự 23 đối tượng liên quan tới vụ án này. Theo Công an tỉnh Hà Tĩnh, đây là đường dây sử dụng công nghệ cao và có phương thức hoạt động cùng thủ đoạn tinh vi để lừa đảo người dân nhằm chiếm đoạt tài sản.
Thủ đoạn tinh vi của 23 đối tượng Hà Tĩnh lừa đảo ‘trúng thưởng’ qua mạng
Các đối tượng bị cơ quan Công an bắt giữ. Ảnh: Công an Hà Tĩnh

Xem Video: Sốc: thủ đoạn “phù phép” thẻ cào để lửa đảo 

//

Theo Đại tá Đặng Hoài Sơn - Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Tĩnh cho biết, phát hiện trên địa bàn toàn tỉnh có hơn 10 ổ nhóm với hơn 30 đối tượng lừa đảo qua điện thoại, hoạt động chuyên nghiệp trong thời gian dài, móc nối với các đối tượng chuyên tiêu thụ tài sản ở nhiều địa bàn khác nhau hình thành một đường dây tội phạm có tổ chức, chuyên nghiệp.

Để đấu tranh bóc gỡ đường dây này, Phòng Cảnh sát Hình Sự Công an tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với Công an huyện Kỳ Anh đồng chủ trì xác lập chuyên án mang tập trung đấu tranh làm rõ.

Sau 6 tháng điều tra, xác minh, ngày 13/12/2019, Ban Chuyên án quyết định phá án, huy động toàn bộ CBC‌ּS Phòng Cảnh sát Hình Sự, Công an huyện Kỳ Anh và một số đơn vị liên quan đồng loạt tiến hành bắt giữ 20 đối tượng, khám xét 20 địa điểm khác nhau, triệu tập 12 đối tượng khác nhau trong đường dây (trong đó có 26 đối tượng lừa đảo, 6 đối tượng tiêu thụ), thu giữ tổng cộng 1 máy tính xách tay, 56 điện thoại, 8 thẻ ATM, gần 100 triệu đồng tiền mặt cùng nhiều tài sản có giá trị khoảng 350 triệu đồng và nhiều tài liệu giấy tờ khác có liên quan. 

thủ đoạn của nhóm lừa đảo qua điện thoại

Theo Trung tá Nguyễn Phi Hải, Trưởng phòng Cảnh sát Hình Sự Công an Hà Tĩnh cho biết các đối tượng lừa đảo thường dùng thủ đoạn mua các thẻ sim “rác” (sim không đăng ký chính chủ) gọi điện thoại cho người bị hại tự xưng là nhân viên ngân hàng, nhân viên hoặc người có chức vụ của các nhà mạng, ngân hàng lớn,… thông báo số thuê bao của người bị hại trúng thưởng một gói quà (trị giá hàng trăm triệu đồng bao gồm hiện vật là xe máy có giá trị lớn như SH, AIR BLADE,… cùng với tiền mặt).

Để nhận được giải thưởng thì các đối tượng yêu cầu bị hại phải làm hồ sơ nhận thưởng bằng các chuyển tiền với hình thức mua nhiều thẻ cào điện thoại có giá trị nhắn tin cho đối tượng. Để tạo sự tin tưởng cho người bị hại, đối tượng sẽ cho người bị hại số điện thoại của đồng bọn nói rằng người này cũng trúng thưởng giống như bị hại, đồng thời yêu cầu bị hại không được nói cho ai biết nếu không sẽ cắt giải thưởng.

 Cơ quan điều tra lấy lời khai của đối tượng Hồ Thị Yến (SN 1979) trú tại thôn Bắc Châu (Kỳ Châu – huyện Kỳ Anh). Ảnh: Công an Hà Tĩnh

Tiếp đó, đối tượng tiếp tục yêu cầu bị hại phải chuyển tiền gồm các loại phí vận chuyển, hoa hồng cho người thông báo trúng thưởng, phí tổ chức sự kiện trao thưởng, trích tiền làm từ thiện… Tất cả đều dưới hình thức chuyển thẻ cào điện thoại cho các đối tượng (một số trường hợp khác thì các đối tượng yêu cầu bị hại chuyển tiền vào một tài khoản ngân hàng do đối tượng chỉ định).

Sau khi người bị hại đã chuyển tiền, một số đối tượng khác (đồng bọn) tiếp tục dùng sim rác gọi điện giải danh là cán bộ Sở giao thông vận tải, Cảnh sát giao thông  yêu cầu người bị hại tiếp tục chuyển tiền làm biển số xe (xe trúng thưởng) bằng cách mua thẻ cào điện thoại. Để tăng thêm lòng tin của người bị hại, các đối tượng nói là người bị hại được chọn màu xe, biển số xe (biển số đẹp).

Khi người bị hại chuyển thông tin thẻ cào thì sẽ nhắn tin hoặc đọc cho các đối tượng các thông tin bao gồm mã thẻ cào, số serial. Sau khi chiếm đoạt được tiền của người bị hại các đối tượng sẽ vứt sim hoặc thêm vào danh sách hạn chế của điện thoại để người bị hại không thể liên lạc được nữa.

Các đối tượng lừa đảo sau khi được mã thẻ và số seri của thẻ cào điện thoại của người bị hại thì sẽ bán cho các đối tượng tiêu thụ với giá rẻ hơn nhiều so với giá trị thức của thẻ (khoảng 60- 70%) giá trị của thẻ) để lấy tiền tiêu xài. Các đối tượng tiêu thụ thẻ sẽ chuyển cho các đối tượng khác trong đường dây hoặc bán trên các trang web chuyên mua bán thẻ cào điện thoại để hưởng chênh lệch từ việc mua bán lại số thẻ cào lừa được.

Người dân cần tỉnh táo để chủ động phòng, tránh

Qua thực tế điều tra, Phòng Cảnh sát Hình Sự (Công an Hà Tĩnh) nhận thấy tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng diễn biến phức tạp với phương thức thủ đoạn tinh vi, một số người dân (trong đó có cả người trí thức cao) do thiếu hoặc hiểu không đầy đủ về các thủ đoạn phạm tội nên đã bị lừa đảo chiếm đoạt tiền với số lượng lớn.

Nổi lên là thủ đoạn các đối tượng lập tài khoản trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Sendo, Lazada... rồi thông báo trúng thưởng tiền mặt (với số lượng lớn lên đến hàng trăm triệu đồng) cùng hiện vật có giá trị cao như: ôtô, xe máy,... đến nhiều tài khoản khách hàng khác nhau.

Kèm theo thông báo trúng thưởng là hướng dẫn truy cập vào trang website giả mạo cùng mã dự thưởng và số điện thoại liên lạc (thực chất là số điện thoại của đối tượng sử dụng).

 Đối tượng Lê Văn Hạt (SN 1992) ở Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh tại cơ quan Công an. Ảnh: Công an Hà Tĩnh

Sau khi bị hại liên hệ nhận thưởng, đối tượng sẽ hướng dẫn làm các thủ tục để nhận thưởng theo các bước cụ thể, trong các bước đều có các mức tiền phải nộp vào để làm thủ tục nhận thưởng.

Toàn bộ tiền được các đối tượng yêu cầu người bị hại chuyển khoản hoặc nộp vào các tài khoản ngân hàng do các đối tượng chỉ định (không phải là tài khoản ngân hàng chính chủ của đối tượng). Bằng thủ đoạn trên, các đối tượng đã chiếm đoạt tài sản của nhiều người, trên nhiều địa phương trên toàn quốc.

Để phục vụ công tác phòng ngừa, ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng tội phạm Hình Sự nói chung, đặc biệt là các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet, mạng viễn thông, Phòng Cảnh sát Hình Sự Công an Hà Tĩnh đề nghị đề nghị người dân nâng cao tinh thần cảnh giác; ngoài việc tự trang bị các kiến thức cần thiết để phòng tránh các đối tượng lừa đảo thì chia sẻ, tuyên truyền cho người thân trong gia đình, những người xung quanh để biết, phòng chống. Người dân cần xác minh kỹ các thông tin về khuyến mãi trên các trang web, đặc biệt là các trang thương mại điện tử. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, người dân bình tĩnh chủ động ghi lại các thông tin về đối tượng hoặc do đối tượng cung cấp như: số điện thoại gọi đến, thông tin tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp... để cung cấp cho cơ quan công an tổ chức xác minh làm rõ.

Không công khai các thông tin cá nhân như: ngày sinh, số CMND, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, hình ảnh của bản thân và người thân trong gia đình lên các trang web, mạng xã hội...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật